Ván bài lớn của Putin
Chính sách của Nga đối với Ukraine, những hành động của Moscow tại Syria, cũng như sự hoà giải thù hận với Thổ Nhĩ Kỳ chứng tỏ: nhà lãnh đạo đầy tham vọng Vladimir Putin dự định thiết lập một "trật tự thế giới".
Tổng biên tập tờ "La Stampa" (Ý), nhà báo Maurizio Molinari, chỉ ra rằng "trứng cá" Nga đang có mặt gần biên giới với Ukraine, "cuộc ẩu đả đẫm máu" giành Aleppo và sự hoà giải mối thù hận với Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy: Vladimir Putin cương quyết thiết lập xung quanh nước Nga "một trật tự quốc tế mới đầy tham vọng".
Putin hành động cùng một lúc trên cả 3 mặt trận. Ông áp dụng các biện pháp chống lại Kiev, bao gồm cả việc triển khai tại Crimea các tổ hợp tên lửa S-400 và cho Đông Âu hiểu rằng, Moscow vẫn là người chơi chính trong khu vực và sẽ bảo vệ quyền của những người dân nói tiếng Nga.
Putin cũng "tăng cường tấn công" tại Aleppo: Tấn công từ trên không các khu vực nằm trong quyền kiểm soát của những phần tử Hồi giáo cực đoạn chống lại Assad.
Điều đó chứng tỏ Điện Kremlin muốn thể hiện rằng, việc chuyển giao chính quyền tại Damask hoặc "một sự cân bằng" nào đó giữa "những đối thủ lớn của nhau ở Trung Đông" (giữa Iran và Ả Rập Xê Út) sẽ không thể xảy ra nếu không có sự tham gia của Moscow.
Cuối cùng, điều thứ ba: Sự hoà giải của Putin với Erdogan. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là "thành viên không thể thay thế của cuộc đối thoại" về vấn đề Syria: Chính Erdogan, như cả thế giới biết, là người "ủng hộ các phiến quân Hồi giáo cực đoan".
Ngoài ra, ở Thổ Nhĩ Kỳ, Putin có lẽ nhìn thấy "một đối tác kinh tế và chính trị" mà sẽ mở rộng cánh cửa tới "không gian Á - Âu rộng mở hơn" mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia thành viên của khối NATO.
Chiến lược "3 trong 1"
Nhà báo Maurizio Molinari gọi chiến lược của Putin là "3 trong 1" và nhìn nhận nó như "một ván bài lớn". Ông đề xuất đánh giá tình hình một cách cẩn trọng hơn "trên cả 3 mặt trận". Có thể hiểu: Nơi nào Putin hành động, nơi đó tầm ảnh hưởng của Mỹ suy giảm. Và điều này đánh đúng điểm yếu của Mỹ:
Thông qua Ukraine, Moscow muốn làm suy yếu tầm ảnh hưởng của Washington với vai trò kẻ bảo trợ cho Đông Âu; tại Syria, Putin cố gắng chứng minh một tiềm lực quân sự mạnh mẽ để chống lại những phần tử Hồi giáo cực đoan hơn những gì liên quân gồm hơn 60 nước mà đứng đầu là Mỹ có thể làm; tại Thổ Nhĩ Kỳ nhà lãnh đạo Nga cố gắng "huỷ hoại" mối quan hệ của Ankara với NATO.
Trong "ván bài lớn này", mà tâm chấn "ở phần phía đông Địa Trung Hải", Putin hành động chống lại Phương Tây đang chia rẽ vì những bất đồng về vấn đề người nhập cư và khủng bố cũng như các cuộc biểu tình phản đối và vấn đề Brexit.
"Những tham vọng của Putin", tác giả tiếp tục đánh giá, đặt "những nền tảng của một trật tự quốc tế mà trung tâm của nó không còn là Phương Tây".
Và trên phương diện tổng thể, Putin xây dựng "những mối quan hệ mang tính ưu tiên" với các nước có những mô hình chính trị đa dạng: từ Belarus cho tới Thổ Nhĩ Kỳ, từ Ai Cập cho tới Iran và tới các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á.
Đó là những dự án đầu tư trong lĩnh vực năng lượng, sự hiện diện quân sự, "quyền lực mềm" – vũ khí rất có hiệu quả của Nga, lấy ví dụ, kênh truyền hình "Russia Today" được ưa chuộng tại các quốc gia Ả Rập.
Thực ra Điện Kremlin hiểu rằng, giai đoạn "mở rộng chiến lược" hiện nay, nhiều khả năng, sẽ bị gián đoạn cùng với sự ra đi khỏi Nhà Trắng của Barak Obama. Bất cứ ai trở thành người kế nhiệm tiếp theo thì đều là kẻ "nói ít làm nhiều" trên trường quốc tế.
Đặc biệt Moscow lo ngại khi Hillary Clinton giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ bởi vì bà thể hiện sự sẵn sàng "giành lại vị thế đã mất" của Mỹ - điều cả hai đảng Dân chủ và Cộng hoà đều muốn.
Phải nhấn mạnh rằng, S-400 tại Crimea khiến cả thế giới Ả Rập lo lắng.
Trên kênh truyền hình «Al Jazeera» cho rằng, các tổ hợp tên lửa S-400 của Moscow bảo vệ bán đảo này khỏi những hành động khiêu khích.
Kênh truyền hình «Al Jazeera», theo "Russia Today", nhắc khán giả của mình rằng Vladimir Putin trước đây từng cam kết đảm bảo an ninh của Crimea.
Điều này đã được thực hiện sau khi xuất hiện những thông tin về các vụ tấn công do phía Ukraine chuẩn bị nhằm vào những hạ tầng trọng yếu của bán đảo (Ukraine phủ nhận thông tin này).
Cuối cùng, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong mối quan hệ với Kiev, Moscow tuyên bố về việc triển khai các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf tại Crimea.
Vũ khí Nga ở Syria.
Tuyên bố tương tự đã được bộ phận báo chí Quân khu phía Nam của Nga đưa ra. Cơ quan này thông báo rằng, các tổ hợp này sẽ tham gia vào cuộc tập trận sắp tới mang tên "Kavkaz-2016".
Liên quan tới việc Putin thiết lập một trật tự thế giới mới được tờ báo của Ý nhận định, thì đề tài này đã có nhiều chuyên gia Nga bình luận.
"Nhiều các chuyên gia phân tích và nhà báo Phương Tây nhìn vào thế giới bằng quan điểm đặc biệt của mình và cho rằng Nga, Điện Kremlin và cá nhân Vladimir Putin đang nỗ lực để khiến Mỹ và Liên minh Châu Âu tan rã.
Trên thực tế, tất cả các nước đều có những lợi ích dân tộc của mình, mà trước tiên, liên quan tới những quốc gia láng giềng. Và Ukraine đối với Nga – đúng là quốc gia như thế", chuyên gia nghiên cứu chính trị, tổng biên tập toà soạn thông tin - phân tích "Địa chính trị" (Nga), ông Leonid Savin, chia sẻ với tờ báo điện tử "Svepressa".
Theo lời của chuyên gia này, nhà báo người Ý Molinari đã thổi phồng khả năng của Nga cũng như của Mỹ. Vấn đề là Điện Kremlin thực sự có ý định xây dựng một trật tự thế giới mới, nhưng không phải đơn độc mà cùng với các đối tác.
Ai là đối tác? Chuyên gia này liệt kê: Các nước khối BRICS, Iran, cũng như các nước không chấp nhận sự độc tài đơn cực của Mỹ. Trong trường hợp tiếp tục sự độc tài này, Nga sẽ chứng minh từ quan điểm luật pháp quốc tế về sự cần thiết phải hợp tác gắn bó hơn trên trường quốc tế với những điều kiện bình đẳng.
Ông Savin bày tỏ hi vọng rằng, các chuyên gia Phương Tây, theo thời gian sẽ hiểu ra rằng, Moscow mong đạt được điều đó chứ không phải muốn xác lập vai trò bá chủ thế giới.
Tổng giám đốc Viện các vấn đề địa phương (Nga), ông Dmitri Zuravlev nói với "Svepressa" rằng, các nhận định của nhà báo Ý "quá đẹp để có thể trở thành sự thật". Vấn đề là Molinari hơi vô lý.
"Ông ấy có vẻ giống những giới an ninh thời kỳ Xô Viết – lúc nào cũng lùng sục gián điệp. Và vì thế, tất cả những gì xảy ra trên thế giới hiện nay ông ấy đều tìm kiếm trong đó "bàn tay của Moscow", chuyên gia này nói một cách mỉa mai.
Theo ý kiến của ông, Nga "hiện nay không có nhiệm vụ phá vỡ ảnh hưởng của Mỹ tại Ukraine", nhưng có "nhiệm vụ bảo vệ những người Nga để họ không bị sát hại chỉ vì họ muốn nói tiếng Nga thay vì tiếng Ukraine".
Tại Syria, Nga cũng bảo vệ các lợi ích của mình: "Nếu chúng ta không tiêu diệt các phiến quân tại Syria, chúng ta sẽ phải tiêu diệt chúng tại Nga".
Nga đang dần lấy lại vị thế quốc gia hùng mạnh.
Trong trường hợp với Thổ Nhĩ Kỳ thì chính họ tự "vỗ ngực" đi tới những "mục tiêu" mọi người đã biết. "Chúng ta không thuyết phục Erdogan bắn hạ máy bay của chúng ta. Chúng ta không làm cho tình hình nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ và quan hệ sắc tộc phức tạp tới mức quân đội âm mưu thực hiện một cuộc đảo chính.
Điều này hoàn toàn là do chính người Thổ Nhĩ Kỳ, và có thể một phần có bàn tay của Mỹ. Ít ra, Erdogan buộc tội Washington gây ra tất cả những vấn đề này. Nhưng chắc chắn không phải là buộc tội chúng ta", chuyên gia này bình luận.
Sự tăng cường "đầy tham vọng" của Nga trên trường quốc tế mà nhà báo người Ý nhận định chính là kết quả của hàng loạt những yếu tố nhằm chống lại Nga từ bên ngoài chứ không phải là kế hoạch mang tính chiến lược nào đó của các nhà hoạch định chiến lược Điện Kremlin vì "một trật tự thế giới mới".
Ukraine phần nhiều bị kiệt quệ vì tham nhũng, vì sự đồng thuận đảo chính "euromaidan" nhen nhóm từ phía người Mỹ, vì sự rạn nứt của khu vực đông nam và vì sự nắm quyền của những kẻ tầm thường và đám thân cận "ăn quẩn cối xay".
Cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea đã đưa bán đảo này về dưới lá cờ của Nga. Phương Tây đã áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga. Syria trong khi đó bị chia cắt bởi "cuộc cách mạng màu" và chủ nghĩa khủng bố của "các phe đối lập" được Mỹ cũng như Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nơi từ giờ không còn yên bình nữa và nơi đã từng xảy ra một cuộc đảo chính quân sự, Erdogan đã bóng gió về sự hậu thuẫn của Mỹ. Cuối cùng là NATO: Liên mình này đang chạy đua vũ trang và tăng cường vị thế tại Châu Âu khi tuyên bố về "sự khiêu khích của Nga".
Với những yếu tố này, chiến lược của Putin không phải kế hoạch. Putin chỉ phản ứng với những diễn biến tình hình. Thêm vào đó, Nga đúng là đang vì một thế giới đa cực bình đẳng, nơi mà không có sự độc tài của một quốc gia. Tất cả đều biết đó là quốc gia nào.