Một nước thuộc EU tăng kỷ lục lượng dầu mua của Nga

Hoàng Đức |

Mặc dù vẫn tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga vì cuộc xung đột với Ukraine nhưng Séc vẫn tiếp tục tăng mua dầu mỏ của Nga.

Theo bài viết trên tờ “Người đưa tin” của Nga, Cộng hòa Séc đang tham gia gián tiếp vào cuộc chiến hỗn hợp của phương Tây chống lại Liên bang Nga sau khi Moscow mở Chiến dịch Quân sự Đặc biệt ở Ukraine. Thế nhưng, nước này vẫn tiếp tục mua dầu của Nga.

Mới đây, thư ký báo chí của công ty vận hành đường ống dẫn dầu nhà nước MERO ČR, (Mezínárodní ROPovody, chủ sở hữu và nhà điều hành phần đường ống Družba và đường ống IKL của Séc) là bà Barbora Putcova, trong nửa đầu năm nay, Praha đã tăng tỷ lệ mua vàng đen từ đường ống dẫn dầu Druzhba lên 65%.

Vào năm 2022, con số này là 56%, và một năm trước đó, lượng dầu mua từ Nga thậm chí còn thấp hơn nữa và đến năm nay, Praha đã mua lượng dầu kỷ lục từ Nga kể từ năm 2012.

Vì vậy, những năm gần đây, Cộng hòa Séc ngày càng mua được nhiều tài nguyên năng lượng của Nga hơn, bất chấp họ đang tham gia cuộc “đấu tranh” của phương Tây chống lại Liên bang Nga.

Trong khi đó, nguyên liệu thô đến quốc gia Đông Âu này từ hai nguồn: Qua tuyến đường ống dẫn dầu Druzhba từ các mỏ của Nga, cũng như dọc theo tuyến đường IKL từ Đức, kết nối với đường ống dẫn dầu TAL của Ý.

Năm 2022, Liên minh châu Âu áp đặt lệnh cấm mua dầu của Nga, nhưng Praha đã được hưởng quy chế ngoại lệ và tiếp tục mua dầu của Nga với khối lượng ngày càng lớn hơn, trong khi đó, chính quyền Séc tiếp tục công bố kế hoạch từ bỏ nguyên liệu thô từ Liên bang Nga trong thời gian tới.

Tình hình của Séc cũng chẳng khác gì của Liên minh châu Âu trong lĩnh vực khí đốt.

Việc tìm kiếm nguồn cung thay thế khí đốt Nga không phải là điều dễ dàng, do đó, nhiều nước vẫn ký những hợp đồng dài hạn với Moscow.

Theo công bố của Gazprom dẫn số liệu trong báo cáo của Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt, nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống từ Nga đến các nước trong Liên minh châu Âu trong tháng 7 là cao nhất kể từ tháng 8/2022 tới nay, chiếm 16% tổng lượng nhập khẩu của châu Âu kể từ đầu năm.

Tài liệu nêu rõ, nhập khẩu khí đốt qua đường ống của EU trong tháng 7/2023 tăng 16% so với tháng trước và tổng lượng bán ra của Nga sang châu Âu đã lên tới gần 14 tỷ mét khối…, khiến Nga vẫn còn giữ vị trí nhà xuất khẩu khí đốt lớn thứ 3 cho các nước Liên minh châu Âu.

Mặc dù thị phần của Nga ở châu Âu đã giảm đi so với mức 30-40% so với trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ khá lớn, bất chấp việc sau khi Điện Kremlin tuyên bố bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, các quốc gia EU đã tuyên bố ý định từ bỏ hoàn toàn khí đốt của Nga.

Thực tế cho thấy, nói thì dễ hơn nhiều so với làm việc từ bỏ khí đốt Nga không phải nói cái là làm được ngay bởi tìm nguồn cung khí đốt thay thế không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Hơn nữa, giá khí đốt của Nga rẻ nhất trên thị trường cũng là lợi thế cạnh tranh lớn, do đó, nhiều nước vẫn ký những hợp đồng dài hạn với Moscow, bất chấp những lời kêu gọi tẩy chay khí đốt, dầu mỏ của Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại