“Mối đe dọa” lớn từ Nga khiến ông Biden dè chừng và sai lầm của Mỹ

Vũ Thu Hương |

Sẽ là khôn ngoan khi chính quyền ông Biden rút kinh nghiệm từ những sai lầm của các chính quyền trước đây trong việc đối phó với Moscow.

Bài toán khó cho ông Biden

Theo Foreign policy, Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden sẽ phải đối mặt với những thách thức to lớn khi ông nhậm chức, bắt đầu với đại dịch COVID-19 đang diễn ra và sự suy thoái kinh tế của Mỹ.

Về chính sách đối ngoại, Trung Quốc sẽ nằm đầu danh sách những điều cần làm cùng với việc khôi phục và củng cố các liên minh vốn đã bị rạn nứt của Mỹ. Đối phó với Nga và Tổng thống Vladimir Putin cũng nằm trong ưu tiên hàng đầu của Tổng thống đắc cử.

Theo Foreign policy, nước Nga dưới thời ông Putin có lúc được cho là đặt ra sự đe dọa lớn với Mỹ và các nước phương Tây khác. Ông Biden hiểu điều đó, ít nhất là việc trong chiến dịch tranh cử vừa qua.

Hồi đầu năm, ông Biden đã viết: "Để chống lại Nga, chúng ta phải duy trì khả năng quân sự của [NATO] sắc bén đồng thời mở rộng năng lực của mình để đối phó với các mối đe dọa phi truyền thống".

Trong một cuộc phỏng vấn với CBS News, ông Biden cho biết ông coi Nga là "mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ trong việc phá vỡ an ninh và các liên minh của Mỹ".

Quan điểm này của ông Biden có thể đưa tổng thống đắc cử đến quyết định bổ nhiệm các quan chức có chung suy nghĩ khi nói đến nước Nga của ông Putin.

Tuy nhiên, có một số người lại ủng hộ việc “suy nghĩ lại” về chính sách của Mỹ đối với Nga và đề xuất nên có “một cuộc đối thoại chiến lược nghiêm túc và bền vững nhằm giải quyết những ngờ vực và sự thù địch, đồng thời tập trung giải quyết các thách thức an ninh lớn và cấp bách mà cả hai nước đang phải đối mặt ”.

Nhiều chính quyền dưới thời không ít các tổng thống Mỹ trước đây từng cố gắng hòa hợp với Nga. Cựu Tổng thống George W. Bush từng cho biết, ông đã thấu cảm với ông Putin sau cuộc gặp đầu tiên của họ vào năm 2001 và vào cuối nhiệm kỳ thứ hai, ông Bush đã tìm cách hàn gắn quan hệ với ông Putin.

Cựu Tổng thống Barack Obama đã cố gắng "thiết lập lại" quan hệ với Tổng thống Nga khi đó là Dmitry Medvedev. Tổng thống Donald Trump cũng có ngoại giao cá nhân với ông Putin. Tuy nhiên, quan hệ Nga-Mỹ hiện vẫn ở điểm thấp trong nhiều thập kỷ.

Những lợi ích chung

Dù quan hệ Mỹ-Nga có nhiều gập ghềnh nhưng cả hai nước đều mang một lợi ích chung đó là việc kiểm soát vũ khí thông qua việc gia hạn thỏa thuận New Start, thỏa thuận sẽ hết hạn vào tháng Hai tới.

 “Mối đe dọa” lớn từ Nga khiến ông Biden dè chừng và sai lầm của Mỹ - Ảnh 2.

Tổng thống Nga Putin


Mỹ đã ký một số thỏa thuận kiểm soát vũ khí với Liên Xô trong khi hai nước là đối thủ của nhau trong thời Chiến tranh Lạnh.

Vì vậy, ngày nay Washington có thể tìm thấy điểm chung với Moscow dù vẫn xem Nga là mối đe dọa trên hầu hết mọi vấn đề khác. Không quốc gia nào muốn hoặc có đủ khả năng tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém và gây bất ổn.

Sẽ là khôn ngoan khi chính quyền ông Biden rút kinh nghiệm từ những sai lầm của các chính quyền trước đây trong việc đối phó với Moscow. Chính quyền ông Biden hẳn sẽ điều nghiên chính sách ngăn chặn Moscow.

Khi triển khai chính sách ngăn chặn như vậy đòi hỏi Mỹ phải đề cao các đồng minh. Mặc dù có thể có những bất đồng giữa các đồng minh, nhưng Liên minh châu Âu và Đức không phải là mối đe dọa đối với Mỹ như ông Trump từng lo ngại.

Washington không cần phải suy nghĩ lại, thiết lập lại hoặc đưa ra quyết định đối với Moscow. Phân tích chính xác và triển khai chính sách kiềm chế là cách tốt nhất để đối phó với mối đe dọa từ nước Nga. Hy vọng ông Biden và đội ngũ của ông sẽ kiên định với dự cảm và định hướng này, tờ Foreign Policy nhận định.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại