MiG-31 Nga bắn hạ MiG-29 Ukraine bằng tên lửa R-37M

PV |

Một chiếc MiG-29 của Ukraine đã bị MiG-31 Nga phát hiện và bắn hạ, phi công kịp thoát ra khỏi máy bay.

Tạp chí Bulgarian Military trích dẫn thông tin từ kênh Telegram thân Nga có tên War History cho biết, một máy bay chiến đấu MiG-29 của Lực lượng dù Ukraine đã bị bắn hạ bởi tên lửa không đối không tầm xa R-37M. Tên lửa được phóng từ máy bay phản lực MiG-31 của Lực lượng hàng không vũ trụ Nga.

Overclockers, một cơ quan truyền thông của Nga cũng đã đưa tin này. Tuy nhiên, cả Overclockers và kênh Telegram đều không cung cấp thông tin cụ thể về ngày giờ cũng như địa điểm diễn ra vụ việc trên.

Kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt nổ ra, đã có rất nhiều báo cáo về việc MiG-31 của Nga tham gia chiến đấu trực tiếp với những chiến đấu cơ của Ukraine. Một sự việc từng được Bulgarian Military đưa tin vào tháng 10/2022, kể chi tiết một chiếc Su-24 của Ukraine bị một chiếc MiG-31 Nga bắn hạ. Theo các nguồn tin của Nga, tên lửa không đối không RVV-SD hoặc biến thể R-77 đã được sử dụng trong vụ việc trên.

MiG-31 Nga bắn hạ MiG-29 Ukraine bằng tên lửa R-37M- Ảnh 1.

MiG-29 của Ukraine.

Báo cáo về sự việc

Các báo cáo từ Nga cho biết, khi bay tuần tra trong chiến dịch đặc biệt ở Ukraine, một phi công MiG-31 của không quân Nga đã phát hiện một máy bay MiG-29 của Ukraine trên màn hình radar của mình và người phi công này đã phóng tên lửa R-37M về phía máy bay đối phương. Tuy phi công Ukraine đã nhảy thoát ra ngoài an toàn, nhưng máy bay bị hư hại đáng kể.

Máy bay MiG-31

Trải qua gần 2 năm xung đột, việc theo dõi các hoạt động của Ukraine đã bị trở ngại do gặp nhiều thách thức khi vận hành các máy bay trinh sát có người lái trên chiến trường. Tuy nhiên, ngay cả khi chưa giành được hoàn toàn ưu thế trên không, Nga vẫn có máy bay chiến đấu vô cùng lợi hại, gây nhiều tổn thất cho Ukraine, trong đó phải kể đến là máy bay MiG-31.

MiG-31 là máy bay chiến đấu đánh chặn tầm cao siêu thanh, 2 chỗ ngồi có thể sử dụng nhiều loại tên lửa tầm xa, có thể bay cực nhanh với tốc độ Mach 2,5 trong thời gian ngắn, bán kính chiến đấu 700 km, trần bay cao lên đến 18.000 m.

MiG-31 Nga bắn hạ MiG-29 Ukraine bằng tên lửa R-37M- Ảnh 2.

MiG-31 của Nga.

Với tầm hoạt động như vậy, MiG-31 hầu như nằm ngoài tầm bắn của mọi hệ thống phòng thủ mà Ukraine đang sở hữu. Phi công điều khiển MiG-31 có thể phóng tên lửa R-37M gắn dưới bụng máy bay vào các mục tiêu cách xa hơn 300 km. Tuy nhiên, tên lửa R-37M được cho là hoạt động hiệu quả nhất ở phạm vi 130 km. Trong khi đó, tiêm kích Su-27 của Ukraine chỉ có thể phóng tên lửa Vympel R-27 hiệu quả vào mục tiêu ở phạm vi 50km.

Tiêm kích MiG-31 được cho là đã bắn hạ nhiều máy bay chiến đấu của Ukraine, nhờ sử dụng tên lửa không đối không tầm xa Vympel R-37M.

Tên lửa R-37

Tên lửa Vympel R-37, theo cách gọi của NATO là AA-13 Axehead, đây là một tên lửa không đối không siêu thanh do Nga sản xuất, nổi tiếng với tầm bắn đặc biệt xa. Tên lửa Vympel R-37 còn được biết đến với một số tên gọi khác như K-37, Izdeliye 610 và RVV-BD, được gọi chung là tên lửa không đối không tầm xa. Tên lửa này được phát triển từ mẫu tên lửa R-33.

Được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu như máy bay chiến đấu, máy bay tiếp nhiên liệu, máy bay cảnh báo sớm (AWACS) và các loại máy bay C4ISTAR khác (C4ISTAR là từ viết tắt Anh được sử dụng để ký hiệu cho nhóm các chức năng quân sự gồm có: C4 (Chỉ huy, kiểm soát, truyền thông, máy tính), I (tình báo quân sự) và STAR (giám sát, Thu thập thông tin về mục tiêu, và trinh sát). Tên lửa R-37M được ccas chuyên gia quân sự ví là sát thủ trên không nhờ khả năng tấn công mục tiêu ấn tượng.

Tên lửa R-37M có tốc độ hơn 7.400 km/h, tầm bắn lên đến 400 km, dùng động cơ nhiên liệu rắn, được trang bị radar chỉ thị mục tiêu Agat 9M1103M-350 có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly tới 70km và khóa mục tiêu ở cự ly 40 km. Khi tới gần mục tiêu, R-37M sẽ bật radar dẫn đường và tăng tốc nhanh chóng lên vận tốc siêu vượt âm, khiến đối phương không kịp trở tay.

MiG-31 Nga bắn hạ MiG-29 Ukraine bằng tên lửa R-37M- Ảnh 3.

Tên lửa R-37M.

Theo báo cáo do Viện dịch vụ Hoàng gia Anh (RUSI) công bố thì tốc độ, tầm hoạt động và độ cao của máy bay cũng như tên lửa Ukraine không thể đối phó hiệu quả với những tên lửa như vậy. Đặc biệt sự kết hợp giữa tiêm kích MiG-31 và tên lửa không đối không tầm xa R-37M đã gây ra nhiều vấn đề cho các phi công Ukraine.

Theo Janes, một nguồn thông tin quốc phòng rất đáng tin cậy, tên lửa này có hai phiên bản là R-37 và R-37M. Tên lửa R-37M được thiết kế để hoạt động bằng tên lửa đẩy dùng một lần. Tính năng này cho phép tăng phạm vi hoạt động một cách ấn tượng, lên tới 300 - 400 km.

Trong năm, Rosoboronexport, một công ty vũ khí hàng đầu của Nga đã thiết kế phiên bản R-37M dành riêng cho xuất khẩu có tên là RVV-BD. Tên lửa này có tầm bắn khoảng 200 km, trần bay cao 25 km, đầu đạn nặng 60 kg. Để tăng thêm tính linh hoạt, tên lửa R-37M được thiết kế để tương thích với nhiều loại máy bay như Mikoyan MiG-31, MiG-35, Sukhoi Su-35 và Sukhoi Su-57.

(Nguồn: Bulgarian Military)
Kiev tính tổng động viên, một nước gợi ý tìm giúp người tị nạn Ukraine trong tuổi quân ngũ trả về nước

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại