"Mèo bonsai": Trào lưu cho mèo vào chai thủy tinh để uốn nắn thành hình dạng mong muốn từng gây phẫn nộ gần 10 năm trước và sự thật là gì?

THÁI ANH |

Những bức ảnh chế này từng được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội khiến không ít người phẫn nộ.

Cách đây gần 10 năm, mạng xã hội bắt đầu lan truyền những hình ảnh được cho là kỹ thuật "bonsai mèo". 

Đi kèm theo đó là hướng dẫn cách thực hiện và hình ảnh những chú mèo bị cho vào trong chai thủy tinh để các con vật có thể lớn lên theo hình dạng mong muốn của con người.

Mèo bonsai: Trào lưu cho mèo vào chai thủy tinh để uốn nắn thành hình dạng mong muốn từng gây phẫn nộ gần 10 năm trước và sự thật là gì? - Ảnh 1.

Tất nhiên là hiện tượng "bonsai mèo" này không chỉ khiến các nhà đấu tranh vì quyền động vật mà cả dân mạng cũng phẫn nộ, lên án kịch liệt. 

Và may mắn là tất cả những gì liên quan đến "bonsai mèo" đều chỉ là chuyện bịa đặt được tung ra bởi một nhóm sinh viên đã tốt nghiệp của trường Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).

Thế nhưng trước đó, cơn sốt này đã khiến FBI phải vào cuộc điều tra và Hiệp hội Nhân đạo Hoa Kỳ cũng nhận được không ít lá đơn tố cáo.

Mọi chuyện bắt đầu vào năm 2001, một trang web đã giới thiệu ý tưởng về "mèo bonsai", phiên bản động vật của "cây bonsai". 

Theo trang web này, xương của mèo con chưa phát triển hoàn cảnh nên có thể điều chỉnh theo hình dạng mà con người mong muốn hay đúng hơn là tùy thuộc vào chai thủy tinh mà chúng bị nhét vào.

Mèo bonsai: Trào lưu cho mèo vào chai thủy tinh để uốn nắn thành hình dạng mong muốn từng gây phẫn nộ gần 10 năm trước và sự thật là gì? - Ảnh 2.
Mèo bonsai: Trào lưu cho mèo vào chai thủy tinh để uốn nắn thành hình dạng mong muốn từng gây phẫn nộ gần 10 năm trước và sự thật là gì? - Ảnh 3.

Trang web này còn cung cấp các con mèo được uốn nắn kỹ lưỡng dành cho những ai có hứng thú và khẳng định chúng đã được cấp giấy phép để thực hiện "mèo bonsai".

Ngoài ra, trang web này còn đưa ra danh sách liệt kê những vật dụng, bao gồm bình, chai thủy tinh và không ít những thiết bị tra tấn, tất cả đều để nhét con mèo vào trong chai. 

Dù đã nhiều năm trôi qua nhưng những món đồ này vẫn khiến người ta buồn nôn và phẫn nộ mỗi khi nhìn thấy.

Mục Guestbook trên trang web này hiển thị những bình luận tốt đẹp và tồi tệ nhất mà trang web nhận được. 

Một vài người bày tỏ sự nghi ngờ và cho rằng tất cả mọi chuyện chỉ là trò đùa không hơn không kém tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến khen ngợi ý tưởng của trang web và khuyến khích trang web hiện thực hóa ý tưởng. 

Về phía những người phản đối, một vài thành phần trong số đó vì quá tức giận nên đã gọi luật sư vào cuộc.

Cùng với làn sóng phẫn nộ, dân mạng phát hiện trang web truyền bá "mèo bonsai" được lưu trữ trên máy chủ của Viện Công nghệ Massachusetts. 

Thì ra đứng đằng sau trào lưu bệnh hoạn này chính là một nhóm sinh viên của trường đại học này mà kẻ đứng đầu là sinh viên đã tốt nghiệp của trường có biệt danh là Michael Wong Chang. 

Danh tính thật của người này và đồng bọn đến nay vẫn được giữ kín.

Mèo bonsai: Trào lưu cho mèo vào chai thủy tinh để uốn nắn thành hình dạng mong muốn từng gây phẫn nộ gần 10 năm trước và sự thật là gì? - Ảnh 5.
Mèo bonsai: Trào lưu cho mèo vào chai thủy tinh để uốn nắn thành hình dạng mong muốn từng gây phẫn nộ gần 10 năm trước và sự thật là gì? - Ảnh 6.

Tên này từng thực hiện phỏng vấn ẩn danh với truyền thông. 

Hắn đã nói rằng: "Mục đích chính là để trừng phạt những kẻ giả tạo và dễ bị xúc phạm, bằng cách làm cho họ buồn, đồng thời cũng để mua vui cho những người hiểu chuyện. 

Chúng tôi đã đạt được cả hai mục đích thành công hơn cả tưởng tượng".

Tuy nhiên, các sinh viên này đã đạt được mục đích là khiến mạng xã hội "tín sái cổ" nhưng chúng không thông minh đến nỗi biết được chúng gây phẫn nộ trong cộng đồng nhóm bảo vệ quyền động vật. 

Những người này cho rằng dù tất cả những hình ảnh và câu chuyện về "mèo bonsai" đều không có thật nhưng trang web kia lại chứa đựng nhiều điều nguy hiểm vì nó ủng hộ ngược đãi động vật nên người đứng đằng sau cần phải trả giá.

Sau khi Hiệp hội Nhân đạo Hoa Kỳ nhận được thư tố cáo về "mèo bonsai", họ đã thúc đẩy yêu cầu FBI vào cuộc điều tra, bắt buộc những kẻ đứng đằng sau trang web kia phải ra hầu tòa. 

FBI thậm chí tìm đến lấy lời khai của quản trị viên nhưng cuộc điều tra vẫn đi vào ngõ cụt vì thiếu các điều luật ràng buộc dành cho các trang web đăng tin giả như Bonsai Kittens.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại