Tuy nhiên, không giống như đứa con cưng của tập đoàn công nghệ Mỹ, sản phẩm của công ty công nghệ Ryonghung chỉ được cài đặt sẵn hơn 40 ứng dụng với một ổ cứng 8 GB đi kèm.
Theo thông tin được Ryonghung cung cấp, mẫu máy tính bảng mới của họ được trang bị một bàn phím rời, cho phép người dùng thực hiện hàng loạt các tác vụ như đọc thông tin số hóa từ nhiều nguồn khác nhau, thực hiện các tác vụ văn phòng và văn bản.
Bên cạnh đó, iPad Triều Tiên được giới thiệu là có thể sử dụng trong các chương trình tính toán, cẩm nang y tế hay chương trình nông nghiệp.
Dòng máy tính bảng này được Triều Tiên trình làng tại một triển lãm sở hữu trí tuệ vào năm 2016.
"Hệ điều hành của iPad hoạt động rất ổn định, được trang bị CPU 4 lõi và cổng HDMI, đi kèm với một bàn phím và kết nối mạng”, Ryonghung giới thiệu thông tin về dòng sản phẩm mới.
Mặc dù vậy, bất chấp những thông số ấn tượng này, Ryonghung nhiều khả năng sẽ phải đối mặt nguy cơ bị kiện vì vi phạm quyền sở hữu thương hiệu sản phẩm khi lấy tên iPad của Apple để đặt cho sản phẩm của mình trong khi tập đoàn công nghệ Mỹ đã đăng ký sở hữu thương hiệu này vào năm 2010.
Theo RT, dù được công ty Triều Tiên tung hô khá nhiều, nhưng iPad Triều Tiên vẫn còn tụt hậu khá nhiều so với "người anh em" tới từ Mỹ khi chỉ được trang bị một cấu hình tầm trung bao gồm vi xử lý lõi tứ tốc độ 1.2GHz, 1GB bộ nhớ RAM và một thẻ nhớ SD có dung lượng tối đa là 24GB.
IPad Ryonghung được cho là phiên bản cập nhật của phiên bản iPad lần đầu tiên xuất hiện tại Triều Tiên do chính Ryonghung tung ra vào năm 2013.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên ngàng công nghiệp công nghệ cao của Triều Tiên bị cho là sao chép hay lấy cảm hứng từ các sản phẩm của Apple.
Hồi năm 2014, Triều Tiên lần đầu tiên giới thiệu hệ điều hành mang tên Red Star OS do nước này phát triển nhưng lại có rất nhiều điểm tương đồng với Mac OS X của Apple.