Theo Viện sĩ Yevgeny Fedosov, Giám đốc khoa học của Viện nghiên cứu khoa học nhà nước các hệ thống máy bay (GosNIIAS):
Tổ hợp máy bay tầm xa tương lai (PAK DA - máy bay ném bom mang tên lửa thế hệ mới), được phát triển theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga để thay thế máy bay ném bom chiến lược Tu-160, có thể sử dụng cả vũ khí thông thường lẫn vũ khí hạt nhân tiêu diệt các mục tiêu trên đất liền và trên biển.
Ông Fedosov cho biết: "Chúng tôi đang xem xét, đó sẽ là cỗ máy phản lực cận âm. Chúng tôi sẽ cố gắng để nó đa chức năng trong kế hoạch chiến đấu, được sử dụng cả trên chiến trường biển lẫn đất liền".
Ông lưu ý máy bay ném bom mới có thể mang cả tên lửa lắp đầu đạn hạt nhân lẫn thông thường.
Khi được hỏi liệu máy bay ném bom mới mang tên lửa của Nga có tương tự máy bay B2 Spirit của Mỹ hay không, với khả năng khó phát hiện theo kiểu "cánh bay", viện sĩ cho biết:
"Mẫu máy bay của chúng tôi - nỗ lực giải quyết vấn đề (máy bay sống sót) bằng hỏa lực bảo vệ".
Theo giải thích của ông, đó là chiếc máy bay bảo vệ chủ động, có khả năng phá hủy tên lửa nhắm tới mình từ khoảng cách xa. Ngoài ra, máy bay ném bom chiến lược mới sẽ có khả năng thông tin mạnh, trang bị các thiết bị tác chiến điện tử.
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov thông báo việc phát triển máy bay ném bom chiến lược tương lai sẽ tiếp tục, dù Nga nối lại sản xuất loại máy bay ném bom Tu-160M2 được hiện đại hóa.
Ông lưu ý rằng chiếc máy bay ném bom mới sẽ được ứng dụng "tất cả các tiến bộ công nghệ tiên tiến hiện có".