Máy bay chiến đấu: "Dát vàng" hay "nạm kim cương" mà... rẻ thế?

Hà Đăng |

Mỗi kilogram của máy bay chiến đấu hiện đại đều có giá cao ngất ngưởng, bởi vậy mới có cách ví von máy bay trong thời kỳ này như được nạm kim cương.

Từ những năm 60 của thế kỷ trước, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 3 với đại diện là máy bay MiG-21 và F-102 bắt đầu đi vào phục vụ (có một số cách xếp hạng liệt F-102 là thế hệ máy bay thứ 2). Tính năng bay tầm cao với tốc độ nhanh và hệ thống radar ngày càng phức tạp đã giúp thế hệ máy bay này trở thành ranh giới phân khúc giá thành chế tạo máy bay.

Kể từ lúc này, giá thành chế tạo máy bay bắt đầu tính bằng đơn vị triệu USD mà không hề có dấu hiệu giảm. Máy bay F-102 bắt đầu phục vụ Không quân Mỹ từ năm 1956, đơn giá mua bán lúc đó là 1,2 triệu USD.

Sang đến đầu thập niên 70, căn cứ vào giá trị đồng tiền lúc đó, mua một chiếc máy bay F-5 cần đến 1,6 triệu USD, còn máy bay F-5E đời sau có đơn giá là 2,08 triệu USD. Cùng thời điểm đó, chiếc JAS-37 của Thụy Điển có giá trên dưới 2 triệu USD, còn phiên bản sau khi đã không ngừng cải tiến thì giá tiền cũng tăng lên đến 3,9 triệu USD.

Máy bay J-7 của Trung Quốc được coi là bản sao nước ngoài thành công nhất của máy bay MiG-21. Năm 1991, Sri Lanka đã đặt mua máy bay chiến đấu J-7 giá khoảng 2 triệu USD.

Ngoài ra, không thể không nhắc đến máy bay chiến đấu trên hạm tàu với thân máy bay được tăng cứng, thay thế radar, nâng cấp động cơ, hệ thống điều khiển bay và hệ thống dẫn dường được cải tiến. Những điểm này khiến giá tiền máy bay đắt hơn nhiều so với loại máy bay cất cánh từ mặt đất.

Ví dụ như máy bay chiến đấu trên hạm tàu F-4A có giá là 9,05 triệu USD, gấp 4-5 lần máy bay cất cánh từ mặt đất. Sang đến đời máy bay F-4B, vì không tính thêm chi phí chế tạo, hệ thống điện tử được đơn giản hóa nên giá tiền mua bán giảm xuống còn 2,49 triệu USD.

Thời gian có trong trang bị của máy bay chiến đấu thế hệ hai tại Mỹ và các quốc gia châu Âu rất ngắn, chưa đến 20 năm đã bị máy bay chiến đấu thế hệ ba mà đại diện là máy bay F-16 thay thế.

Máy bay chiến đấu: Dát vàng hay nạm kim cương mà... rẻ thế? - Ảnh 1.

Tiêm kích F-16 do Mỹ chế tạo

Thời đại kiến trúc dát vàng

Cũng giống với máy bay chiến đấu thế hệ hai, ở thế hệ ba, quá trình nghiên cứu chế tạo, kết cấu thân máy bay, động cơ, hệ thống rađa của máy bay chiến đấu đều có những bước phát triển mang tính nhảy vọt.

Bởi vậy mà chi phí chế tạo và mua bán tăng gấp hơn 10 lần, thậm chí là vài chục lần. Tháng 10 năm 1972, Hải quân Mỹ bắt đầu trang bị và dùng thử máy bay F-14. Đây được coi là máy bay chiến đấu thế hệ ba đầu tiên được sử dụng trong quân đội.

Máy bay chiến đấu: Dát vàng hay nạm kim cương mà... rẻ thế? - Ảnh 2.

Tiêm kích F-14 do Mỹ chế tạo.

Máy bay F-14 bắt đầu được Hải quân Mỹ trang bị và dùng thử từ tháng 10 năm 1972, là máy bay chiến đấu thế hệ ba đầu tiên quân đội sử dụng. Chi phí nghiên cứu, chế tạo loại máy bay này là 1,2 tỷ USD dường như đã là thấp nhất, còn giá khi bán ra nước ngoài cho Iran là 12,8 triệu USD/chiếc.

Vào thời đó, đây quả là cái giá trên trời. Tuy nhiên, mức giá này không duy trì được lâu, đến năm 1993 giá mua bán một chiếc F-14 đã lên tới 23,9 triệu USD. Trong chưa đầy 10 năm, chênh lệch giá giữa hai máy bay chiến đấu đã tăng đến hơn 2 lần.

Tháng 7 năm 1972, máy bay F-15 mới bay thử lần đầu tiên thành công khiến cả thế giới ngỡ ngàng bởi những tính năng của F-15 đã bước vào một kỷ nguyên mới. Nhưng F-15 đã "làm khó" Quân đội Mỹ vì giá quá đắt, cho dù khả năng tài chính mạnh như Mỹ mà cũng không mua được nhiều.

Chỉ ra đời sau máy bay F-14 hai năm mà tổng chi phí nghiên cứu chế tạo F-15 đã lên tới 2,7 tỷ USD, giá bán một chiếc F-15 là 21 triệu USD. Điều này đã giảm bớt đáng kể số lượng máy bay mà Không quân Mỹ mua bán. Để không ảnh hưởng tới năng lực chiến đấu, mẫu máy bay bổ sung chiến thuật đời sau của F-15 là F-16 đã ra đời.

Năm 1978, chiếc F-16A đầu tiên đã được bàn giao, đến khi tất cả bốn phiên bản A, B, C, D được sử dụng thì đơn giá bình quân Quân đội Mỹ mua một chiếc F-16 là 16,2 triệu USD (giá năm 1993). Chiếc F-16A/B BLOCK20 MLU bao gồm cả thiết bị đảm bảo hậu cần mặt đất mà Đài Loan mua có giá trị khoảng 40 triệu USD.

Vì mỗi lần máy bay F-16 được sản xuất đợt mới sẽ là một lần thiết bị điện tử và hệ thống phần mềm được nâng cấp, hơn nữa thường căn cứ vào yêu cầu khác nhau của từng quốc gia mà sẽ thay đổi những thiết bị điện tử và động cơ khác nhau.

Do đó giá mua máy bay F-16C/D đã vượt qua 32 triệu USD, còn các phiên bản do nước khác cải tiến có giá gần đến thậm chí vượt quá 40 triệu USD. Ví dụ như phiên bản F-16I do Israel cải tiến từ F-16C/D có đơn giá lên tới 42,6 triệu USD.

Ngày 3 tháng 4 năm 2012, tại thành phố Fort Worth thuộc tiểu bang Texas, Lockheed Martin đã tổ chức nghi thức bàn giao chiếc F-16 thứ 4.500 sở hữu bởi Không quân Morocco. Tuy nhiên dây chuyền sản xuất máy bay F-16 vẫn chưa ngừng, dự đoán số lượng F-16 được sản xuất có thể lên tới 5.000 chiếc.

Máy bay chiến đấu có tiếng tăm lừng lẫy như Su-27 vì đã được nội địa hóa và cải biến nhiều lần nên chi phí nghiên cứu chế tạo e rằng chỉ có Văn phòng thiết kế Sukhoi là rõ nhất. Căn cứ vào số liệu công khai năm 1993, một chiếc Su-27 mẫu cơ bản có bao gồm thiết bị bảo đảm hậu cần mặt đất trị giá khoảng 35 triệu USD.

Máy bay chiến đấu: Dát vàng hay nạm kim cương mà... rẻ thế? - Ảnh 3.

Tiêm kích Su-27 do Nga chế tạo.

Còn chiếc Su-30MKK - được cải tiến dựa trên Su-27UB, cũng đã bao gồm thiết bị như trên có đơn giá 39,5 triệu USD.

Tóm lại, máy bay chiến đấu thế hệ ba trị giá hàng chục triệu USD nên được ví như những "kiến trúc dát vàng" và đơn giá mua bán vẫn còn tiếp tục tăng nữa.

Thời đại nạm kim cương

Bắt đầu từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, để ứng phó với ưu thế chiến thuật của Su-27, máy bay chiến đấu thế hệ ba do các nước phương Tây nghiên cứu chế tạo bắt đầu có nhiều cải tiến và nâng cấp. Điều này khiến cho giá máy bay chiến đấu thế hệ 3+ và chi phí mua bán, nghiên cứu phát triển 3+ loại mới tăng cao.

F-16 Block 60 là ví dụ điển hình về máy bay chiến đấu thế hệ ba được cải tiến nhiều nhất. Vì đã được đổi sang sử dụng radar đa năng APG-80 có các chùm sóng quét nhanh và động cơ F110-GE-132 công suất lớn kiểu mới, giá bán chiếc máy bay này đã tăng gấp đôi.

Tháng 3 năm 2000, các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Mỹ đã ký kết hợp đồng mua bán 80 chiếc F-16 Block 60 trị giá 6,4 tỷ USD. Đơn giá từng chiếc không bao gồm linh kiện dự trữ và thiết bị hỗ trợ mặt đất vào khoảng 80,3 triệu USD.

Đến năm 2007, máy bay chiến đấu Rafale bao gồm thiết bị bảo đảm kỹ thuật và vũ khí trên máy bay có giá lên đến 101 triệu USD. Năm 2012, khi Ấn Độ quyết định lựa chọn Rafale làm hình mẫu cho kế hoạch máy bay chiến đấu tiên tiến, báo giá của Pháp là xấp xỉ 90 triệu USD.

Máy bay F/A-18 sau khi có cải tiến mang ký hiệu F/A-18E/F vì chỉ có Hải quân Mỹ đặt mua nên đơn giá cũng không hề rẻ, giá trong thời kỳ đầu là 91,2 triệu USD.

Sau đó, do máy bay F-14D bị thải loại, số lượng máy bay F-35 cho phép mua bị giảm bớt nên số lượng máy bay F/A-18E/F mua tăng đến 552 chiếc, trong đó có 90 chiếc E/A-18G. Giá tiền mua bán cũng giảm đôi chút nhưng vẫn cao hơi 70 triệu USD.

Tuy nhiên, mức giá này cũng không duy trì được trong thời kỳ lạm phát, dưới áp lực tăng giá của nhân công, nguyên vật liệu và thiết bị điện tử. Đến khi đấu giá Ấn Độ về kế hoạch phát triển máy bay chiến đấu tiên tiến, đơn giá đã gần thậm chí vượt quá 100 triệu USD, tổng trị giá dự án máy bay F/A-18E/F là hơn 50 tỷ USD.

So với máy bay chiến đấu thế hệ ba thời kỳ đầu, chi phí chế tạo và giá tiền của máy bay chiến đấu thế hệ ba có cải tiến gấp từ 4-6 lần, so với máy bay chiến đấu thế hệ hai thì gấp 40-100 lần.

Máy bay chiến đấu thế hệ 4 được đánh giá là mang nhiều ý nghĩa đổi mới bởi nhiều kỹ thuật được áp dụng lần đầu. Giá thành đắt đỏ do công nghệ mới, lạm phát tăng cao do thời gian nghiên cứu chế tạo kéo dài liên miên nhiều năm là nguyên nhân chủ yếu khiến đơn giá của máy bay đã tăng nay còn tăng nhanh hơn nữa.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu có liên quan của Pháp năm 2007, giá thành một chiếc F/A-22/A khoảng 338 triệu USD, hiện tại thì đã vượt qua 380 triệu USD, bởi vậy mới có cách ví von máy bay trong thời kỳ này như được nạm kim cương.

Máy bay chiến đấu: Dát vàng hay nạm kim cương mà... rẻ thế? - Ảnh 4.

Tiêm kích tàng hình F-22 do Mỹ chế tạo.

Ban đầu, đơn giá máy bay chiến đấu giá rẻ F-35 được coi là phiên bản bổ sung của máy bay F/A-22A, đã là hơn 100 triệu USD. Đầu năm 2012, đơn giá dự tính của Chính phủ Nhật Bản khi đã bao gồm vũ khí và thiết bị hỗ trợ mặt đất là 124 triệu USD.

Tháng 5 năm 2012, Bộ Quốc phòng Mỹ đưa tin Công ty Lockheed Martin lùi thời gian bàn giao máy bay chiến đấu F-35, kế hoạch mua 42 chiếc F-35 của Nhật Bản có báo giá là 10 tỷ USD.

Đơn giá một chiếc F-35 khi đã tính toán chi phí cho vũ khí và thiết bị hỗ trợ mặt đất là 238,1 triệu USD, còn giá bán cho Quân đội Mỹ cũng không thể thấp hơn 100 triệu USD.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại