Điều này cho thấy những lợi thế về học phí sẽ không còn hấp dẫn nếu các trường công lập không thực sự tự thay đổi.
Khi nhà trường gia đình cùng nhìn về một hướng
Tại trường THCS&THPT dân lập Lương Thế Vinh không hiếm các lớp có học sinh đến từ các trường công lập trong thành phố. Sau 1 năm học tại đây các em đã bắt đầu quen với nền nếp học tập, những kỷ luật chặt chẽ của nhà trường và đặc biệt là triết lý DẠY THẬT -HỌC THẬT, nói không với gian lận thi cử luôn được đề cao trong ngôi trường này.
Em Lê Thị Ngọc Linh, học sinh lớp 10B2 vẫn nhớ những ngày đầu vào trường: "Thực sự cách dạy và học ở trường tư khác nhiều trường công. Các thầy cô rất nghiêm khắc nhưng không phải bằng mọi cách để có được điểm số cao mà tìm ra phương pháp để học sinh thực sự hiểu bài, nhiều phương pháp mới khác trường cũ của em."
Học tập bằng niềm say mê.
Chấp nhận một mức học phí cao nhưng nhiều phụ huynh vẫn sẵn sàng cho con theo học. Ngoài điều kiện cở sở vật chất khang trang, thành tích học tập cao thì lý do mà Chị Nguyễn Minh Phương tin tưởng gửi con vào trường là: "Các trường tư mỗi trường đều có triết lý giáo dục riêng. Tuỳ vào quan điểm của giáo dục của mỗi gia đình sẽ tìm được môi trường phù hợp.
Mình chọn Lương Thế Vinh vì từ lâu đồng quan điểm trong việc uốn nắn trẻ của nhà trường. Các bạn cấp 2,3 là giai đoạn rất quan trọng. Lơ là một chút là con đi lệch hướng, lệch cả tương lai".
Dọn vệ sinh – một hình thức kỉ luật tích cực.
Đi nhổ cỏ, rửa bát hay thậm chí là lau lá cây cảnh trong trường. Tại trường Lương Thế Vinh, quan điểm kỉ luật tích cực được hiện thực hoá bằng những điều rất giản dị như vậy.
Nhà trường sử dụng thiết bị cho phép kiểm soát thời gian ở trường của học sinh, nội quy nhắc nhở cụ thể, chi tiết, bản cam kết về kỷ luật học đường. Không khoán trắng cho nhà trường nhưng có thể nói với quan điểm như vậy, phụ huynh phần nào yên tâm mà gửi gắm con em mình.
Trường tư không phải có tiền là vào được
Các trường ngoài công lập lâu nay "nóng" về tuyển sinh đầu cấp như: THCS Lương Thế Vinh; Đoàn Thị Điểm; Nguyễn Siêu… cũng thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh. Tỉ lệ "chọi" tuyển sinh lớp 6 những năm gần đây cao hơn cả thi đại học có trường 1/5 đến 1/7.
Mùa tuyển sinh luôn "nóng" ở trường THCS&THPT Lương Thế Vinh.
Bà Văn Liên Na - Phó Hiệu trưởng trường THCS&THPT Lương Thế Vinh cho biết: Với quy định cấm thi tuyển lớp 6, vào mùa tuyển sinh 2015 - 2016 và 2016 - 2017, mỗi năm, nhà trường nhận được khoảng 4.000 hồ sơ xét tuyển vào lớp 6 cho 600 chỉ tiêu (tỉ lệ 1/7).
Trong số này, có đến 1.000 hồ sơ đạt điểm 10 ở cả 2 môn Toán và Tiếng Việt suốt 5 năm tiểu học. Đến năm học 2018 - 2019, nhà trường được phép tổ chức hình thi tuyển kết hợp xét tuyển vào lớp 6. Với chỉ tiêu tuyển sinh là 310 học sinh ở cơ sở 1, nhà trường đã nhận được khoảng 1.500 hồ sơ dự tuyển. Trong đó, có khoảng 500 hồ sơ có học bạ toàn điểm 10 tuyệt đối (đạt 100 điểm).
Bà Văn Liên Na nhận định thêm: " Qua 1 năm học cho thấy, chất lượng học sinh được tuyển sinh bằng thi tuyển đồng đều hơn chỉ xét tuyển qua học bạ. Vì vậy, nữ phó hiệu trưởng hoàn toàn đồng ý với quyết định của Bộ GDĐT, Sở GDĐT Hà Nội khi cho các trường được thi tuyển."
"Chúng ta cần chấp nhận sức nóng để có chất lượng thật. Chỉ xét học bạ không thể phản ánh đầy đủ năng lực thực sự của học sinh" - bà Na bày tỏ.
Những giờ học ít có ở trường công lập.
Trường công, trường điểm, trường chuyên, lớp chọn từng là mơ ước của nhiều phụ huynh, học sinh. Thế nhưng nhiều phụ huynh cho rằng lợi thế trường công bị "bào mòn" vì dạy thêm, học thêm, vì sỹ số. Thế nhưng thực tế rõ ràng với nhiều trường dân lập, để có được một xuất trong mùa tuyển sinh năm nay là KHÔNG DỄ.