Cuộc tập trận Sea Breeze lần thứ 21 của NATO ở Biển Đen sẽ kết thúc vào 23/7. Ukraine, một thành viên không thuộc NATO, tổ chức cuộc tập trận có sự tham gia của các nước NATO bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này có thể gây lo ngại cho Nga . Giờ đây, căng thẳng Biển Đen-Ukraine cùng các vấn đề Syria và Afghanistan khiến căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga gia tăng.
Hai ngày sau khi bắt đầu cuộc tập trận, ngày 30/6, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã đến thành phố nghỉ dưỡng Antalya của Thổ Nhĩ Kỳ để gặp Bộ trưởng Ngoại giao Mevlüt Çavuşoğlu. Hai nhà lãnh đạo gặp nhau trong một khách sạn ở thị trấn Alanya. Trong những ngày gần đây, Nga đã mang lại cho Thổ Nhĩ Kỳ nhiều điều Ankara mong muốn.
Mặc cả về Syria
Nhìn vào cuộc họp báo chung, có thể thấy rõ hai bộ trưởng chủ yếu nói về Syria chứ không phải vấn đề Ukraine.
Trên thực tế, việc lên kế hoạch cho chuyến thăm của Ngoại trưởng Lavrov được chuẩn bị từ nhiều ngày trước đó. Trước chuyến thăm này là chuyến thăm của Đại diện thường trực Mỹ tại Liên hợp quốc, Linda Thomas-Greenfield, tới Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 2-4/6.
Bà Greenfield đã đến Gaziantep ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ để tiếp xúc và quan sát biên giới Syria.
Mục đích rõ ràng của các cuộc tiếp xúc và quan sát này là cung cấp viện trợ nhân đạo cho dân thường ở khu vực Idlib-Aleppo ở Tây Syria và giảm bớt gánh nặng cho Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề người tị nạn.
Mục tiêu rõ ràng của sự hợp tác là để cân bằng sức mạnh đối trọng với Nga ở phía tây Syria.
Quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm.
Liên Hợp Quốc đã gửi viện trợ nhân đạo cho dân thường ở miền tây Syria. Tuy nhiên, Nga đã chuyển vấn đề viện trợ cho nhà nước Syria.
Nhưng các nhà viện trợ phương Tây lại muốn hàng viện trợ được phân phối dưới danh nghĩa Liên Hợp Quốc.
Mỹ-Nga cân bằng thông qua Thổ Nhĩ Kỳ?
Khi vấn đề viện trợ nhân đạo cho Syria được đưa ra bàn luận tại hội nghị thượng đỉnh NATO vào ngày 14/6, căng thẳng gia tăng ở Moscow. Trước hết, một dự thảo nghị quyết được Na Uy và Ireland đệ trình lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào ngày 26/6, đề nghị tiếp tục gửi viện trợ nhân đạo tới Syria nhưng thông qua Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Dự thảo này cần sự đồng ý của Nga mới được phê duyệt đề xuất.
Thực tế, việc hòa giải với Nga về vấn đề Syria đã được đưa vào chương trình nghị sự tại Çavuşoğlu-Lavrov hôm 30/6 là phù hợp với tình hình thực tế. Việc hòa giải với Nga rất quan trọng đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
Đầu năm 2020, 34 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công từ khu vực láng giềng Idlib do Nga kiểm soát. Ba binh sĩ đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công tương tự vào tháng 4 và tháng 5/2021. Ankara không muốn các cuộc tấn công này lặp lại.
Sau cuộc tấn công, có tuyên bố khẳng định “Cả Nga và Syria đều không liên quan gì đến vụ việc". Nếu không phải là hai nước này thì Ankara chỉ còn nghĩ đến các kịch bản khác. Cụ thể là khả năng xảy ra một cuộc tấn công của YPG, hoặc một hành động khiêu khích của một nhóm bí mật nhằm gây thêm bất ổn cho mối quan hệ của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden dù giữ khoảng cách với Tổng thống Tayyip Erdogan nhưng nhà lãnh đạo Mỹ luôn muốn chứng tỏ rằng ông không xa cách Thổ Nhĩ Kỳ đến vậy.
Khi Thổ Nhĩ Kỳ nắm quyền kiểm soát sân bay Hamid Karzai sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghnistan, các đầu mối liên lạc của tất cả các quốc gia và tổ chức quốc tế ở Afghanistan cũng như các đại sứ quán và cơ quan đại diện với thế giới sẽ do Ankara chịu trách nhiệm.
Mặt khác, Afghanistan là một quốc gia khiến mọi lực lượng quân sự nước ngoài trên đất này phải e ngại. Trong số các nước này có Anh, Nga và Mỹ. Dư luận lo ngại rằng sau Syria, giờ đây Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị kéo vào đầm lầy Afghanistan.