Trung Quốc cấm mặc quần short đi đăng kí kết hôn vì lý do tâm linh
"Một số người mặc áo sơ mi không tay và quần soóc, hoặc dép đi trong nhà để tới buổi đăng ký kết hôn của họ," Han Mingxi, người đứng đầu của cơ quan đăng ký cưới cho Cục Dân sự Bắc Kinh nói với The New York Times .
"Ngay lập tức bạn có thể nhìn thấy chúng đang trực tiếp nói lên thái độ của họ đối với việc đăng ký kết hôn. Họ cho rằng việc đó là quá bình thường.
Chính điều này có thể dễ dàng tạo ra tất cả những vấn đề trong cuộc sống gia đình, khi mà bản thân những người trong cuộc không trân trọng hôn nhân của họ."
Những vấn đề mà ông Han muốn đề cập đến là ly hôn. Tỷ lệ ly hôn của Trung Quốc đã tăng vọt chỉ trong một thời gian ngắn. Chính quyền Thượng Hải thậm chí còn không thể xử lý tất cả các thủ tục giấy tờ ly hôn.
Nơi có tỷ lệ ly hôn cao nhất Trung Quốc là tại Bắc Kinh, số vụ ly hôn đã tăng từ 33.000 năm 2011 đến 56.000 vào năm 2014, trong khi những cuộc hôn nhân ổn định chỉ dừng lại ở mức 170.000.
Trước đây, khi mà tỷ lệ ly dị gia tăng đã được chính quyền địa phương đổ lỗi cho truyền thông xã hội.
Thế nhưng có vẻ như các quan chức Trung Quốc đã buộc phải tìm ra thủ phạm tâm linh khác khiến cho tỷ lệ ly hôn tại nước này gia tăng chóng mặt trong vài năm trở lại đây.
Các quy định mới chống lại việc ăn mặc tềnh toàng tại văn phòng đăng ký kết hôn sẽ có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 tại Bắc Kinh.
Tuy nhiên, Han nói rằng khi những cặp đôi đi đăng kí vẫn mang theo dép lê hay mặc pajamas thì chúng tôi cũng không thể bắt họ cởi ra được.
Nhân viên phòng đăng kí chỉ có thể gợi ý họ có sự lựa chọn thích hợp hơn.
Nếu những cặp vợ chồng này vẫn muốn mặc bình thường đi đăng kí thì họ sẽ phải chịu mọi nguy cơ dẫn đến ly hôn, hạnh phúc hay không tùy thuộc vào cách họ ăn mặc.
Tất nhiên, nếu bạn thực sự muốn hôn nhân của bạn đi đến cuối cùng, điều quan trọng là bạn phải luôn ghi nhớ những gì đã đề cập vào mỗi đêm.