Bài viết dưới đây là chia sẻ của ông Vương (Trung Quốc) trên nền tảng Toutiao.
Trước khi nghỉ hưu, tôi có vị trí cao ở cơ quan. Vì thế, khi nghỉ hưu mức lương của tôi cũng khá, khoảng 12.000 NDT/tháng. Còn vợ tôi có mức lương khoảng 8.000 NDT/tháng. Nhìn chung, mỗi tháng, chúng tôi có đến 20.000 NDT (khoảng 67 triệu đồng) để ăn tiêu nên không bị áp lực về tài chính. Chưa kể, khi còn đi làm, vợ chồng tôi đã chủ động tích góp nên cũng có vài cuốn sổ tiết kiệm để phòng tuổi già.
Nhìn vào, ai cũng nghĩ, vợ chồng tôi có cuộc sống viên mãn hạnh phúc ở những năm cuối đời. Song thực tế, tôi cảm thấy mình không thể sống vui bằng người hàng xóm sát vách, ông Lao. Ông bạn này chẳng có lương hưu. Đã ngoài 60 tuổi nhưng ngày ngày, ông vẫn phải đi làm thêm.
Khi vẫn còn đi làm, tôi luôn là người xuất sắc ở cơ quan. Tuy nhiên, các con của tôi lại không chăm chỉ và đạt được những gì tôi mong muốn. Chúng có thành tích học tập ở mức trung bình, chỉ số EQ cũng không tốt. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, phải rất chật vật, 2 đứa mới đỗ được vào trường đại học bình thường. Khi ra trường, nhờ một vài mối quan hệ, tôi cũng xin được việc cho chúng.
Tuy nhiên, do năng lực vẫn còn kém nên mức lương nhận được cũng không cao. Trong khi đó, chúng lại tiêu tiền một cách lãng phí. Biết bố mẹ dư dả, các con thường tìm đủ mọi cách để xin tiền của vợ chồng tôi. Bọn trẻ coi chúng tôi như một cây ATM rút tiền. Chính vì điều này mà số tiền tiết kiệm dành cho tuổi già của tôi ngày càng vơi dần.
Đối lập với trường hợp gia đình tôi là nhà ông Lao. Các con của ông là công nhân trong doanh nghiệp địa phương với mức lương không quá cao. Nhưng theo lời của ông Vương, bọn trẻ chưa bao giờ xin tiền bố kể từ khi kiếm được tiền.
“Dẫu chúng không dư dả nhưng có cái gì ngon đều mua cho bố mẹ tẩm bổ”, ông Lao nói. Mỗi cuối tuần, các con lại đưa cháu về chơi với ông bà. Chẳng có cao lương mỹ vị gì, nhưng mâm cơm lúc nào cũng rộn rã tiếng cười. Một hình ảnh mà chỉ cần nghĩ đến đã khiến tôi cảm thấy ghen tị.
Ảnh minh hoạ
Trong khi đó, các con của tôi không được như vậy. Chúng thường mời bố mẹ ra nhà hàng thưởng thức món ngon. Đến khi tính tiền, đứa nào cũng đẩy cho tôi.
Khi con trai lớn mong muốn chúng tôi hỗ trợ tiền để mua được căn hộ rộng hơn. Chúng thậm chí còn yêu cầu vợ chồng tôi bán đi căn hộ và dọn về sống cùng. Tôi biết việc người già và người trẻ sống cùng nhau chắc chắn dẫn đến xung đột nên đã từ chối đề xuất này.
Năm ngoái, trong lúc vào nhà tắm, tôi đã trượt chân ngã. Chấn thương này khiến tôi phải nhập viện. Lúc thanh toán viện phí, tôi nghĩ rằng các con sẽ trả tiền giúp mình. Nhưng không, chúng nói rằng trong tài khoản không còn đồng nào. Điều này khiến tôi và vợ vô cùng thất vọng. Trong gần 2 tuần nằm viện, 2 người con cũng chỉ thăm tôi đúng 1 lần rồi vội vàng rời đi với lý do bận công việc.
Sau khi bình phục trở lại, tôi và vợ quyết định bán căn nhà ở thành phố, dọn dẹp về quê nghỉ hưu, nhằm tránh việc bọn trẻ mãi dựa dẫm vào bố mẹ.
Trong buổi chia tay ông Lao, người hàng xóm thân thiết có hỏi tôi lý do. Không biết giải thích như nào, tôi chỉ có thể thú nhật sự thật. Dù lương hưu cao hơn nhưng tôi thực sự ghen tị với cuộc sống của ông ấy. Vợ chồng tôi dọn về quê nhằm tìm bình yên những năm tháng tuổi già.
Ảnh minh hoạ
Cho đến bây giờ, tôi dần hiểu ra 2 điều: Thứ nhất, bạn đừng để các con mãi sống trong mật ngọt. Hãy cho chúng va vấp và trải nghiệm những thăng trầm của cuộc sống. Thứ hai, bạn đừng bỏ hết tiền tiết kiệm của mình để sắm nhà, sắm xe cho các con. Đặc biệt, bạn không thể liều mình bán căn nhà của mình để về sống cùng con cái. Nhà của bạn có thể là nhà của con. Nhưng nhà của con chưa chắc đã là nhà của bạn.