Áp lực tài chính
Ông Lý Giang, Trung Quốc sinh ra trong một gia đình có 6 anh chị em với cha mẹ mất sớm. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, ông làm việc lại một đơn vị ở thị trấn. Là người duy nhất trong nhà có cơ hội được học hết cấp 3, nên khi anh em trong nhà khó khăn về tài chính, ông sẵn sàng giúp đỡ. Đặc biệt với anh cả, người đã thay bố mẹ chăm sóc ông ngay từ khi còn nhỏ cho đến khi đi làm.
"Anh trai tôi vốn có sức khoẻ không tốt, mỗi khi được lĩnh lương, tôi đều mua sữa gửi về. Nhà đông anh em nên chỉ cần biết rằng mọi người đang thiếu tiền đóng học phí hay mua phân bón, tôi đều cố gắng gom góp để gửi tiền về", ông Lý Giang kể lại. Vợ ông là người hiểu chuyện nên hoàn toàn ủng hộ chuyện này.
Ảnh minh hoạ
Vợ chồng ông có một người con trai. Nếu như tiểu học và trung học, cậu có thành tích học tập tốt bao nhiêu thì đến khi sang cấp 3 mọi chuyện lại hoàn toàn trái ngược. Vì thế, sau khi tốt nghiệp cấp 3, con trai của ông không thi đại học mà đi làm luôn với mức lương có thể tự trang trải cuộc sống.
Sau 2 năm đi làm, con ông muốn kết hôn. Vì dành tiền lo toan hết cho anh chị em nên tài chính của vợ chồng ông cũng không dư dả để có thể hỗ trợ con trai mua nhà.
Tuy nhiên, các con đều biết nghĩ nên chủ động đứng ra gánh vác mọi chuyện. Song vợ chồng ông vẫn cố gắng hỗ trợ các con trong khả năng cho phép. Mỗi tháng lĩnh lương ông đều gửi cho con trai một khoản tiền nhỏ, nhất là khi cháu gái ông chào đời. Nhằm giảm áp lực tài chính cho gia đình con trai, vợ chồng ông đều mua sữa, bỉm gửi cho cháu.
Ở thời điểm đó, ông vừa nghỉ hưu. Với mức lương 5.000 NDT/tháng (16,4 triệu đồng), vợ chồng ông vừa đủ trang trải cuộc sống cá nhân, hỗ trợ thêm cho các con. Sau 1 tháng nghỉ hưu, ông nhận được thông tin người anh cả bị mắc ung thư.
Hiểu được rằng hoàn cảnh gia đình anh trai không đủ khả năng chi trả viện phí nên ông quyết đứng ra lo 50.000 NDT còn cháu trai thanh toán 30.000 NDT còn lại.
Vốn là căn bệnh hiểm nghèo và tốn kém nhiều chi phí nên vợ chồng Lý Giang hiểu được rằng mình sẽ còn phải lo cho anh trai nhiều khoản viện phí sau này. Trong khi đó tiền lương hưu hàng tháng vợ chồng ông không dư dả để chi trả.
Quyết định đi làm sau 2 tháng nghỉ hưu
Đột nhiên, ông cảm thấy vấn đề tài chính khiến không khí gia đình trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Nhận thấy, phần lớn thời gian nghỉ hưu là ở nhà tập thể dục và chơi cờ cùng với vài người bạn. Cơ thể vẫn khoẻ mạnh để có thể làm tốt các công việc không cần quá nhiều sức. Lúc này, Lý Giang quyết định sẽ đi làm thêm nhằm có thêm tiền để trang trải cuộc sống.
Trong những ngày đầu tìm việc, ông được giới thiệu làm nhân viên bảo vệ với mức lương 1.800 NDT. Nhận thấy mức lương quá thấp, ông đã từ chối.
Từng có kinh nghiệm ở vị trí quản đốc, ngay khi biết ông Lý Giang muốn tìm việc, một người bạn đã mời ông về hỗ trợ xưởng sản xuất thùng carton với mức lương 4.000 NDT/tháng.
"Ngay khi nghe được lời mời này, tôi đồng ý luôn. Bởi việc có thêm khoản lương này sẽ giúp ích tôi rất nhiều trong việc trang trải đủ thứ chi phí", ông kể lại.
Theo đó công việc của ông Giang tại nhà xưởng là quản lý 30 nhân công. Tuy nhiên, nhiều khi nhà xưởng bận rộn, ông vẫn đảm nhận cả công việc giao hàng. Trong quá trình đó, ông bất ngờ gặp lại những người đồng nghiệp năm xưa. "Khi bắt gặp trên đường, mọi người đều hỏi tôi mới mở xưởng phải không. Tuy nhiên, tôi chỉ lắc đầu và nói rằng đây là công việc làm thêm sau khi về hưu nhằm có thêm thu nhập", ông kể lại.
Sau khi nhiều đồng nghiệp cũ biết chuyện, mọi người đều cười chê ông Giang. Bởi họ cho rằng ông là người tham tiền, sau khi về hưu nên an hưởng tuổi già. Trước những lời đàm tiếu đó, ông chỉ biết nghe và mỉm cười.
"Mỗi người đều có cuộc sống của riêng mình. Mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau. Gia đình đang thiếu tiền nên tôi phải đi làm là chuyện tất yếu nên không cần bận tâm đến lời nói của mọi người", ông kể.
Ảnh minh hoạ
Bên cạnh việc có thêm thu nhập, kể từ khi tiếp tục đi làm khi nghỉ hưu, ông Giang cảm thấy cơ thể mình khỏe hơn. Ông thừa nhận rằng mấy tháng đầu nghỉ hưu phần lớn thời gian ở nhà dùng để lướt điện thoại nên người lúc nào cũng đau mỏi. Tuy nhiên sau khi ra ngoài đi làm, ông cảm thấy cơ thể nhanh nhẹn và năng động hơn.
"Mỗi tháng đi làm tôi nhận được 4.000 NDT. Cộng với lương hưu, tôi có 9.000 NDT/tháng. Mức thu nhập này giúp tôi yên tâm trang trải các khoản phí trong nhà và có thể giúp đỡ anh trai điều trị bệnh", ông chia sẻ.
Trong một buổi lễ kỷ niệm của công ty, gặp lại các đồng nghiệp cũ, ông Giang đều được mọi người khen trẻ hơn tuổi. Thậm chí mọi người còn cho rằng ông không già hơn chút nào sau 2 năm nghỉ hưu.
Trong khi những người bằng tuổi ông lại có phần già và yếu hơn rất nhiều. Có thể, sau khi về hưu, mọi người chủ yếu ở nhà, ít vận động nên cơ thể trở nên chậm chạp.
Trong khi, các đồng nghiệp cũ than rằng lương hưu thấp hơn nhiều so với thời điểm đi làm nên họ không thể giúp đỡ con cái. Lúc này, ông Lý Giang mới thực sự chia sẻ: "Tôi hoàn toàn ngược lại. Sau khi nghỉ hưu, tôi kiếm được nhiều hơn so với khi đi làm. Nhờ thế, tôi có thể thoáng tay hơn trong việc chi tiêu. Tôi dự định sẽ làm thêm vào năm nữa cho đến khi có đủ 1 triệu NDT nhằm nghỉ hưu".
Cho đến khi nghe về kế hoạch này, tất cả đồng nghiệp đều tỏ ra ghen tỵ với cuộc sống của ông Giang. Bởi không chỉ dư dả về tài chính, ông còn có cơ thể khoẻ mạnh, nhanh nhẹn nhờ thường xuyên vận động mỗi ngày.