Lực lượng lính dù Nga có thể được trang bị lựu pháo bánh lốp tự hành

Anh Minh ​ |

Các chuyên gia nói pháo bánh lốp là vũ khí lý tưởng cho các lực lượng phản ứng nhanh.

Bộ Quốc phòng Nga dự định đưa vào vận hành Malva, loại pháo tự hành trên khung gầm bánh lốp đầu tiên trong lịch sử của lực lượng pháo binh Nga. Lữ đoàn Lực lượng dù, hiện đang được thành lập, đang được xem xét trang bị khí tài mới này.

Các chuyên gia cho biết, nếu quyết định cuối cùng được đưa ra, những người lính "mũ nồi xanh" (trang phục của quân dù Nga) sẽ nhận được một hệ thống vũ khí di động có sức mạnh và tầm hoạt động lớn, điều mà trước đây họ không có. Việc này sẽ làm tăng triệt để hỏa lực của Lực lượng dù Nga và sẽ cho phép pháo di chuyển đến các khu vực cụ thể trong vài giờ.

Theo nguồn tin từ tờ Izvestia, lựu pháo tự hành đầy hứa hẹn trên khung gầm bánh lốp mang tên "Malva" đang ở giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, có thể trở thành hỏa lực chính của đoàn quân "bộ binh có cánh". Tuy nhiên Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa có quyết định cuối cùng.

Mặc dù có thể được trang bị cho các lữ đoàn dù, pháo tự hành Malva sẽ không thể nhảy dù. Tuy nhiên, nó có thể được vận chuyển bằng máy bay vận tải quân sự, và trên đường bộ nó sẽ có lợi thế lớn về khả năng cơ động so với xe bánh xích.

Lực lượng lính dù Nga có thể được trang bị lựu pháo bánh lốp tự hành  - Ảnh 1.

Nếu quyết định trang bị pháo Malva cho lực lượng dù được thực hiện, khí tài mới sẽ được gửi đến một lữ đoàn pháo binh riêng biệt. Kế hoạch tạo ra một đội hình như vậy đã được Tư lệnh Lực lượng Dù, Thượng tướng Andrei Serdyukov thông báo trước đó.

Ngày nay, mỗi sư đoàn dù đều có một trung đoàn pháo binh, nhưng những năm gần đây không có đội hình nào lớn hơn, cỡ được báo cáo trực tiếp với tư lệnh.

Pháo tự hành 2S42 "Malva" được trang bị pháo 2A64 cỡ 152 mm. Loại pháo này cũng được lắp đặt trên pháo tự hành bánh xích "Msta-S", được trang bị cho các trung đoàn của các sư đoàn pháo cơ giới và xe tăng.

Lựu pháo 2S42 "Malva" được thiết kế để tiêu diệt nhiều loại mục tiêu - từ bộ binh và thiết bị của đối phương trên tiền tuyến đến vũ khí hạt nhân chiến thuật ở hậu phương gần với khoảng cách lên đến 24 km.

Khả năng cơ động của "Malve" dựa trên khung gầm xe BAZ-6010-027 vượt mọi địa hình của Nhà máy ô tô Bryansk với kiểu truyền động 8x8 (4 cầu). Việc lắp đặt lựu pháo theo dạng mở, không có giáp bổ sung hoặc tháp pháo giúp xe nhẹ hơn. Với cơ số đạn 30 viên, trọng lượng của pháo là 32 tấn, nhẹ hơn 1/4 so với Msta-S.

Hiện tại, pháo lớn nhất của Lực lượng dù Nga là pháo kéo D-30 122 mm, và hệ thống pháo tự hành duy nhất là 2S9 "Nona-S" 120 mm. Nó nặng 8 tấn, có thể được thả dù nhưng về tầm bắn thì chỉ bằng một nửa so với pháo 152 mm. Những hệ thống này đã được áp dụng vào thời Liên Xô.

Học thuyết quân sự Liên Xô quy định việc đổ bộ đường không của các sư đoàn dù ra phía sau tiền tuyến bằng cách nhảy dù với đầy đủ lực lượng cùng với trang bị. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Lực lượng dù Nga đã được cải tổ. Một kiểu đội hình mới đã xuất hiện – thêm các lữ đoàn máy bay, phương tiện đổ bộ chính là trực thăng. Bên cạnh đó là các thiết bị hạng nặng, đặc biệt là xe tăng.

Chuyên gia quân sự Alexei Khlopotov lưu ý: Việc lắp đặt các hệ thống vũ khí trên xe bánh lốp đang là xu hướng toàn cầu hiện nay. Theo ông, kỹ thuật này rất lý tưởng cho các lực lượng viễn chinh.

Aleksey Khlopotov nói với Izvestia: “Pháo đặt trên khung gầm có bánh xe cơ động hơn, rẻ hơn và dễ bảo trì hơn”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại