Lực lượng đặc nhiệm Mỹ tiến công Grenada: Cơn giận của "báo biển" (P2)

Quân sự |

Ngày 25/10/1983, Mỹ huy động lực lượng phản ứng nhanh tấn công vào Grenada. Sau 3 ngày chiếm được thủ đô Saint George và sau 8 ngày kết thúc cuộc chiến.

(Xem phần 1: Lực lượng đặc nhiệm Mỹ tiến công Grenada: Cơn giận của "báo biển" tại đây)

Tiến công vào phủ tổng đốc

Ngày hôm sau, sứ mạng của lực lượng đặc nhiệm là tiến công vào phủ tổng đốc, giải cứu cho Cựu tổng đốc Paul Scoon đang bị giam lỏng tại đây, đưa ông ta ra tàu "Quan Đảo."

Có 50 chiến binh được Gurdin chọn ra từ lực lượng "Báo biển". Năm mươi chiến sĩ này đều có thể lực sung mãn, tài trí hơn người, mỗi người đều có những sở trường riêng, có người chuyên về thông tin, có người thành thạo cứu người bị thương trên người chiến trường, có người thành thạo cài đặt chất nổ. Lúc này họ đang lặng lẽ men theo bờ biển tiến về hướng St.George.

Phủ tổng đốc do khoảng 100 lính canh giữ. Toà nhà chính được xây dựng theo phong cách cổ điển Châu Âu xung quanh là các hàng cây cao và xanh tốt.

Sau khi bí mật quan sát địa hình, Gurdin nhận thấy địa điểm tấn công lý tưởng sẽ là phía sân sau. Khu vực này có tường cào bao bọc, canh phòng ở đây khá lơi lỏng, cách địa điểm này căn phòng giam lỏng Paul Scoon khá gần. Trong sân còn có một thảm cỏ được xén tỉa công phu, đây sẽ là bãi đáp trực thăng, từ đây ngài tổng đốc sẽ được đưa đến địa điểm mới.

Lực lượng đặc nhiệm Mỹ tiến công Grenada: Cơn giận của báo biển (P2) - Ảnh 1.

Ảnh chụp ông Paul Scoon (bên trái) năm 1983. Nguồn: AP

Kế hoạch giải cứu được chia làm hai bước, bước một là tấn công lực lượng lính gác, thu hút hoả lực. Nhóm thứ hai sẽ thực hiện bước hai, tranh thủ phá vỡ bức tường bao, mở đường tiến thẳng vào nơi giam giữ Paul Scoon.

Sau khi nhóm thứ hai vào vị trí, Gurdin phát lệnh "Tấn công."

Trong nháy mắt, hoả lực rocket súng máy, súng tiểu liên M16A-2 đồng loạt phát hoả.

Sau trận bão lửa ào ạt, mục tiêu phía trước trở nên im lặng, một sự yên lặng đáng ngờ. Lính đặc nhiệm nhìn nhau. Gurdin xông lên trước trong bụng thầm tiếc rẻ: Tốn bao nhiêu đạn để cuối cùng là một trận địa lèo không! Đúng lúc anh đang định văng bậy vài câu thì từ hai dãy nhà bên vang lên những tiếng súng liên tiếp, mấy chiến sĩ bên cạnh anh ta ngã gục.

Gurdin tức điên lên, thì ra là vậy, chúng lại núp trong bóng tối bắn ra! Gurdin vội vã dàn trận ứng chiến, tiếp đó là dẫn nhóm thứ hai vòng ra phía tường bao để đặt bộc phá.

"Ầm…!" khối bộc phá phát nổ, gạch đá bắn ra tứ tung. Quan màn khói dày đặc chỉ thấy bức tường đã bị phá thủng một mảng lớn, đây chính là điều họ cần.

Căn cứ vào thông tin tình báo được cung cấp, Gurdin xác định rất nhanh chóng nơi tổng đốc bị giam lỏng. Trước căn phòng này chỉ có một lính gác. Gurdin nhanh chóng hạ gục tên lính gác, trong phòng im lặng như tờ.

Gurdin đạp cửa xông vào, một ông già tóc hoa râm từ từ giơ cao hai cánh tay. Vài người phụ nữ có vẻ là người hầu thì kêu la khiếp đảm.

Mấy người lính xông vào phòng. Viên tổng đốc thấy vây quanh là nhóm người nói tiếng Anh thì hiểu ra rằng họ là những người Mỹ.

Vừa giục giã, họ vừa kéo đám người trong phòng chạy ra máy bay. Trước khi rút, họ cho cài nốt phần thuốc nổ còn lại để đánh sập toà nhà nhằm chặn đường truy kích của lực lượng bảo vệ.

Tất cả diễn ra theo đúng kế hoạch. Khi họ chạy đến bãi cỏ, cánh quạt của thiếc UH–1 vẫn đang quay sẵn sàng đưa họ cất cánh. Viên tổng đốc và số lính bị thương lên máy bay, trong tiếng động cơ vang dội, họ rời khỏi khu phủ tổng đốc bay về phía biển nơi chiếc "Quan Đảo" đang trực sẵn.

Truy lùng cựu phó Thủ tướng Bernard Coard

Sau khi giải cứu vị tổng đốc, nhiệm vụ tiếp theo là truy lùng cựu phó Thủ tướng Bernard Coard, Chủ tịch ủy ban Quân sự Cách mạng Hudson Austin và hơn mười thành viên chủ chốt khác.

Đối với "Báo biển", đây chỉ là "chuyện nhỏ", lúc này toàn bộ khu vực biển xung quanh đảo đã bị phong toả, sân bay đã bị kiểm soát, dù mọc cánh những người nọ cũng không thể chạy thoát.

Lực lượng đặc nhiệm Mỹ tiến công Grenada: Cơn giận của báo biển (P2) - Ảnh 2.

Hình vẽ minh họa trực thăng AH-1T Sea Cobra của Mỹ bị bắn hạ trong cuộc chiến này. Nguồn: combatreform

Dưới sự chỉ đạo của Gurdin, lực lượng đặc nhiệm chia nhỏ, bắt đầu kiểm tra lục soát số tù binh bắt được, chưa đầy nửa ngày sau, Hudson Austin Chủ tịch ủy ban Quân sự Cách mạng và một phần các thành viên của ủy ban đã sa lưới.

Tại một cứ điểm khác, lực lượng Mỹ lại bắt được Bernard Coard, người ủng hộ thao túng cuộc đảo chính.

Sau khi kiểm soát được tình hình Grenada, tổng đốc Paul Scoon do nữ hoàng Anh bổ nhiệm lại tiếp tục tổ chức lại chính phủ lâm thời. Chiến dịch của Mỹ tại Grenada kết thúc thuận lợi.

Theo những thông tin mà Gurdin nắm được, trong cuộc chiến ngắn ngủi này, phía Mỹ có 18 người chết, 91 người bị thương, 10 trực thăng bị hạ, tổng chi phí là 130.000.000 USD. Phía Grenada có 40 lính thiệt mạng, 15 người bị bắt.

Chiến dịch của Mỹ nhằm vào Grenada vẫn luôn là đề tài gây tranh cãi. Mặc dù cuộc tấn công của Mỹ lấy danh nghĩa là xây dựng lại "nền dân chủ" cho Grenada, ngăn chặn sự ảnh hưởng của Liên Xô lan rộng ở khu vực Caribe nhưng đây vẫn được coi là cuộc tấn công vi phạm các điều khoản của Liên Hiệp Quốc, ngay cả đồng minh của Mỹ là Canada và Anh cũng lên án hành động này. Nhiều nguồn gọi đây là cuộc tấn công xâm lược.

(Bài viết sử dụng tư liệu từ cuốn "Những lực lượng đặc nhiệm thế giới" - Nhà xuất bản Công an Nhân dân năm 2003)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại