Người ta thường nói áp lực gây ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần con người. Cách nói này khiến chúng tôi phải suy nghĩ nghiêm túc khi bàn về áp lực trong cuộc sống. Thế nhưng phó khoa - tiến sĩ Richard Sheldon khoa tâm thần học của Đại học Birmingham thuộc bang Alabama Hoa Kỳ lại cho rằng áp lực chưa hẳn là chuyện không tốt, suy cho cùng thì sự đấu tranh hay trốn chạy của con người đều phản ánh việc tự bảo vệ mình, chứ không phải làm tổn hại đến cơ thể.
Chỉ khi chịu áp lực trong thời gian dài hoặc khi chúng ta cảm thấy không thể nào kiểm soát tình hình được nữa, khi ấy áp lực mới gây ảnh hưởng tiêu cực đến thể xác và tinh thần chúng ta. Đối mặt và vượt qua những áp lực, lo toan ngắn hạn trong cuộc sống hàng ngày ở một mức độ nào đó đem lại những lợi ích nhất định cho cơ thể và trí não của bạn:
Hỗ trợ nâng cao trí lực
Phản ứng stress ở mức độ nhẹ có thể kích thích não bộ sản sinh một loại hóa chất được gọi là chất dinh dưỡng thần kinh, giúp tăng cường sự liên kết giữa các nơ-ron thần kinh não. Sheldon cho rằng, đây có thể là do sự vận động (stress vật lý) đã giúp nâng cao cơ chế chủ yếu của hiệu suất và sự tập trung. Áp lực tâm lý trong thời gian ngắn cũng có hiệu quả tương tự. Ngoài ra, các nghiên cứu trên động vật đã chứng minh rằng phản ứng của cơ thể đối với áp lực có thể tạm thời nâng cao trí nhớ và hiệu quả học tập.
Tăng khả năng miễn dịch trong thời gian ngắn
Sheldon nói rằng: “Khi cơ thể đối ứng với áp lực, nó sẽ chuẩn bị tốt khả năng bị tổn thương hoặc cảm nhiễm. Một trong những phương pháp đó chính là sản sinh interleukin quá mức - đây là một loại hóa chất giúp điều tiết hệ thống miễn dịch của cơ thể con người, chí ít có thể tạm thời nâng cao khả năng phòng vệ của cơ thể.”
Kết quả thử nghiệm trên động vật cũng ủng hộ quan điểm này. Một nghiên cứu của Đại học Stanford vào năm 2012 đã phát hiện ra, trong lúc chú chuột đang đối ứng với áp lực, một số tế bào miễn dịch trong máu của nó lại hoạt động rất tích cực.
Tăng sự kiên cường của con người
Nhiều nghiên cứu khoa học liên quan đến sự kiên cường của con người đã chỉ ra rằng, học cách làm sao để đối mặt với áp lực có thể giúp con người càng dễ dàng nắm bắt và xử lý những sự cố bất ngờ xuất có thể xảy ra trong tương lai. Cách huấn luyện đội đặc nhiệm SEAL hải quân Mỹ chính là dựa theo ý tưởng này, Sheldon nói, tuy nhiên bạn cũng có thể thu được lợi ích trong trải nghiệm không quá cực đoan.
“Đối mặt với áp lực thường xuyên cho những thành viên đội đặc nhiệm SEAL cơ hội phát triển khả năng khống chế tâm sinh lý khi đối mặt với những nguy cơ. Từ đó, bọn họ sẽ không đến mức xảy ra việc sụp đổ tâm lý trong tình hình đấu tranh thực tế”, ông nói.
Xét từ cấp độ tế bào, kết luận này cũng dường như được thành lập: một cuộc nghiên cứu của Đại học California phân hiệu San Francisco nước Mỹ năm 2013 đã chỉ ra rằng, tuy stress mãn tính làm tăng nhanh sự oxy hóa, sẽ tổn hại đến DNA và RNA của chúng ta, nhưng áp lực hàng ngày ở mức độ trung bình dường như quả thật có thể phòng ngừa phát sinh tổn hại, đồng thời cũng tăng cường “sự kiên cường về tâm sinh lý” cho con người.
Khích lệ con người tiến tới thành công
Áp lực lành tính có thể chính là điều rất cần thiết cho con người trong quá trình hoàn thành công việc. Thời khắc cận kề thời hạn cuối cùng kích thích bạn, khiến bạn làm việc có hiệu quả, nhanh chóng, đồng thời xử lý công việc có hiệu quả cao hơn,” Sheldon nói.
Mấu chốt ở đây chính là xem môi trường áp lực như một sự thách thức khả năng khống chế của con người, chứ không phải là chướng ngại vật lớn không thể vượt qua được.
Dựa theo nghiên cứu của nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi, áp lực lành tính còn có thể giúp con người bước vào trạng thái “chuyển động”, chính là loại trạng thái nhận thức vô cùng mạnh mẽ và nhập tâm đối với sự việc. Loại trạng thái “chuyển động” này có thể thực hiện trong nơi làm việc, vận động, hoặc trong một hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo (như diễn tấu nhạc cụ). Csikszentmihalyi cho rằng nguyên nhân dẫn đến những hành động ở mức độ đáng kể của nó chính là áp lực.
Tăng cường sự phát triển của con cái
Các bà mẹ đang mang thai thường lo lắng rằng sự căng thẳng của bản thân sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi trong bụng. Nhưng một cuộc nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins năm 2016 đã chỉ ra rằng những đứa con của những bà mẹ chịu áp lực vừa và ít trong thời kỳ mang thai sẽ có sự khác biệt. Cụ thể, vào lúc hai tuổi, những đứa trẻ này sẽ có khả năng hoạt động và có các kỹ năng khác phát triển mạnh mẽ hơn so với những đứa trẻ của những bà mẹ không chịu bất kỳ áp lực gì trong thời kỳ mang thai.
Nhưng có một ngoại lệ: Những đứa trẻ của những bà mẹ có cảm xúc tiêu cực trong suốt quá trình mang thai có năng lực tự chăm sóc bản thân rất kém.