Lừa đảo tinh vi qua tin nhắn khiến cô gái mất hàng trăm triệu trong tài khoản ngân hàng

Hạ Khương |

Một hình thức lừa đảo không mới nhưng rất tinh vi đã làm bốc hơi nhiều tài khoản ngân hàng của người Mỹ.

Đối với Kelli Hinton, một cô gái sống tại Ohio, Mỹ, lừa đảo qua tin nhắn là một thủ đoạn lừa đảo rất tinh vi, khó phát hiện. Gần đây, một người đàn ông giả làm điều tra viên của một ngân hàng tại Mỹ để chiếm đoạt 15.000 đô la (hơn 352 triệu VNĐ) trong tài khoản ngân hàng của cô.

Hilton không phải là nạn nhân duy nhất. Trường hợp của cô chỉ là một phần nhỏ trong làn sóng lừa đảo tinh vi bằng tin nhắn, hiện đang ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn người Mỹ mỗi năm. Đây là hình thức lừa lấy tiền của người dùng điện thoại di động bằng cách gửi các tin nhắn trên danh nghĩa một người quen hoặc công ty mà gần như không thể phân biệt được thật giả.

Mặc dù lừa đảo qua tin nhắn đã xuất hiện từ lâu, nhưng các dữ liệu cho thấy hình thức này ngày càng gia tăng. Năm 2022, hơn 321.000 người Mỹ đã bị lừa đảo bởi chiêu trò này với tổng thiệt hại lên tới hơn 326 triệu đô la (7,6 nghìn tỷ VNĐ) theo dữ liệu từ Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ.

Lừa đảo tinh vi qua tin nhắn khiến cô gái mất hàng trăm triệu trong tài khoản ngân hàng - Ảnh 1.

Mặc dù lừa đảo qua tin nhắn đã xuất hiện từ lâu, nhưng các dữ liệu cho thấy hình thức này ngày càng gia tăng.

Thủ đoạn tinh vi nhằm “thao túng tâm lý”

Những kẻ lừa đảo đã nghĩ ra rất nhiều cách để lợi dụng chiếm đoạt tiền của nạn nhân.

Họ có thể gửi tin nhắn tuyển dụng để lừa người dùng chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng cho họ để được nhận vào làm. Có những kẻ lấy cớ liên lạc nhầm người nhằm bắt chuyện, rồi dẫn dụ để nạn nhân chuyển tiền.

Một trò lừa đảo khác cũng rất tinh vi, đó là thu thập thông tin từ danh bạ hoặc website của một người rồi đóng giả làm sếp của người đó. Sau đó nhờ mua thẻ quà tặng, rồi chụp lại mặt đằng sau của thẻ để đổi thành tiền mặt.

Lừa đảo tinh vi qua tin nhắn khiến cô gái mất hàng trăm triệu trong tài khoản ngân hàng - Ảnh 2.

Một trò lừa đảo khác cũng rất tinh vi, đó là thu thập thông tin từ danh bạ hoặc website của một người rồi đóng giả làm sếp của người đó.

Lừa đảo qua tin nhắn thậm chí còn khó tránh hơn so với lừa đảo qua điện thoại hoặc email, bởi vì chúng ta thường gửi tin nhắn trong những trường hợp khẩn cấp và chỉ gửi cho những ai mà chúng ta biết rõ. Melanie McGovern, Giám đốc truyền thông của văn phòng Better Business Bureau nhận định: “Những kẻ lừa đảo biết chắc 95% các tin nhắn chúng gửi sẽ được mở ra để đọc”.

Sự phối hợp “ăn ý” giữa những kẻ lừa đảo

Về trường hợp của Hilton, kẻ lừa đảo bắt đầu gửi tin nhắn từ tháng 1 năm nay, yêu cầu kiểm tra liệu cô có uỷ quyền chuyển khoản số tiền 7500 đô (hơn 176 triệu VNĐ) hay không. Lúc đó cô quá bận đến nỗi không thể trả lời được tin nhắn. Rồi một người đàn ông tự xưng mình là “nhân viên điều tra lừa đảo Simon” đã gọi cho cô. Đáng ngạc nhiên là số điện thoại của “nhân viên” này trùng khớp với số 800 ở mặt sau thẻ ngân hàng của cô. Anh ta thông báo rằng có một kẻ lừa đảo đã truy cập vào tài khoản ngân hàng của cô và cô cần phải nhanh chóng hành động để ngăn chặn điều này. Cùng lúc đó, có hàng loạt tin nhắn gửi đến máy cô, thông báo về hàng loạt giao dịch chuyển khoản không ủy quyền từ tài khoản của của Hilton.

Người nhân viên tự đó cũng rất chuyên nghiệp khi có thể kéo dài cuộc trò chuyện với cô trong vòng hơn 1 giờ và yêu cầu cô đặt lại thông tin xác thực và mật khẩu. Rõ ràng thông qua việc đặt lại mật khẩu, kẻ lừa đảo có thể chuyển tiền ra khỏi tài khoản ngân hàng của cô.

Lừa đảo tinh vi qua tin nhắn khiến cô gái mất hàng trăm triệu trong tài khoản ngân hàng - Ảnh 3.

Tuy nhiên, Hilton nhận ra có điều bất thường sau khi người gọi đột ngột cúp máy. Cô lập tức gọi điện cho ngân hàng, và trong lúc chờ đợi giải quyết, thì số tiền của cô đã biến mất.

Hilton rất đau buồn và chia sẻ: “Lúc đó tôi mang thai được 7 tháng. Tôi cảm thấy như mình sắp vỡ vụn vì số tiền này chính là khoản chi tiêu cho con chúng tôi”.

Stefan Koester, một nhà phân tích chính sách tại một tổ chức tư vấn công nghệ ở Washington DC, Mỹ, cũng suýt nữa bị lừa. Vào hồi tháng 1 năm nay, anh nhận được một tin nhắn từ một bên tự xưng là Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ. Người này cho anh biết có một vấn đề xảy ra với một bưu kiện đang được chuyển tới chỗ anh. Khi anh nhấn vào đường link trong tin nhắn, anh được dẫn tới một trang web giống hệt với trang chủ của Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ngày hôm đó anh quá vội nên không nghi ngờ gì và nhập thông tin địa chỉ của mình vào đó.

Nhưng cho đến khi có thông báo yêu cầu anh nhập số thẻ tín dụng để trả khoản phí 3 đô la (70.000 VNĐ) để thay đổi địa chỉ, anh mới biết mình sắp bị lừa và liền dừng lại. Anh không khỏi bất ngờ về độ mưu mẹo của chúng: “Chúng ngày càng khôn ngoan trong việc lừa đảo chiếm đoạt tiền. Chúng suýt nữa lừa được tôi đấy”.

Biện pháp đối phó

Các Thượng nghị sĩ đã kêu gọi các ngân hàng tăng cường tính bảo mật, giám sát chặt chẽ hơn nữa những giao dịch chuyển tiền bằng cách sử dụng những công nghệ tân tiến.

Về Hilton, cô đã kiến nghị với ngân hàng nhiều lần, báo cáo cho cảnh sát và cả FBI, thậm chí còn thuê luật sư, nhưng mọi việc vẫn không tiến triển gì.

Paul Lussier, phát ngôn viên của ngân hàng, rất đau lòng trước hoàn cảnh của Hilton. Ông cho biết ngân hàng sẽ cố gắng để cung cấp những kiến thức cho khách hàng về những cách thức lừa đảo và đã bổ sung các biện pháp bảo vệ như yêu cầu khách hàng nhập mã PIN được gửi đến điện thoại của họ trước khi chuyển khoản tới một người mới. Tuy nhiên, nếu một khách hàng cung cấp cho kẻ lừa đảo mật khẩu hoặc quyền truy cập tài khoản của họ, ngân hàng sẽ không hoàn trả cho họ số tiền bị tổn thất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại