"Long tranh hổ đấu" khó phân, Nga sẽ gây "thảm họa" khi bán S-400?

Trương Mạnh Kiên |

Khi xung đột Trung Quốc-Ấn Độ ở vùng biên giới Himalaya tiếp tục diễn ra, Nga nhận thấy rằng vai trò S-400 của nước này có thể định đoạt rất nhiều thứ.

S-400 quyết định tất cả

Khi xung đột Trung Quốc-Ấn Độ ở vùng biên giới Himalaya tiếp tục diễn ra, các nhà xuất khẩu vũ khí của Nga nhận thấy rằng họ đang đứng ở một vị thế khó xử, thậm chí định đoạt kết quả cuộc chiến.

Trong vài năm trở lại đây, hệ thống phòng thủ tên lửa hàng đầu của Nga S-400 đã nhanh chóng trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu quân sự thành công nhất.

Chiến thắng thị trường của S-400 một phần không nhỏ đến từ một loạt hợp đồng với các nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Trung Quốc.

Thỏa thuận S-400 được ký vào năm 2017 đã trở thành tâm điểm của cuộc khủng hoảng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và NATO, khiến Ankara cuối cùng phải trả giá bằng việc bị loại khỏi chương trình F-35.

Thế nhưng, việc Trung Quốc-Ấn Độ bắt đầu xảy ra các cuộc đụng độ dọc theo khu vực tranh chấp biên giới có thể trở thành một vụ bê bối S-400 mới.

Cần phải nhớ rằng Bắc Kinh là khách hàng nước ngoài đầu tiên của hệ thống S-400, khi đặt hàng hai trung đoàn vào năm 2015. Các lô hàng S-400 bắt đầu được gửi cho Trung Quốc vào đầu năm 2018, với các cuộc thử nghiệm được diễn ra vào cuối năm đó.

Cũng trong năm 2018, Ấn Độ đã chính thức hóa một thỏa thuận quốc phòng trị giá 5,43 tỷ USD với Nga, bao gồm việc chuyển giao 5 trung đoàn S-400. Các lô hàng S-400 đến Ấn Độ bắt đầu vào năm 2020.

Long tranh hổ đấu khó phân, Nga sẽ gây thảm họa khi bán S-400? - Ảnh 1.

S-400 đang trở thành tâm điểm cho rất nhiều vụ bê bối quan hệ chính trị.

Tất cả các tính toán đã thay đổi sau khi cuộc xung đột Himalaya bắt đầu diễn ra. Moscow - vốn coi trọng mối quan hệ quốc phòng béo bở và có ý nghĩa địa chính trị với cả Trung Quốc và Ấn Độ - không mấy quan tâm đến việc đứng về một bên trong các cuộc đụng độ biên giới đang diễn ra giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc.

Có một nguy cơ rõ ràng là một trong hai bên sẽ triển khai các hệ thống S-400 mới mua của Nga để chống lại bên kia, điều có khả năng làm rạn nứt quan hệ của Điện Kremlin với New Delhi, Bắc Kinh hoặc cả hai.

Nga đã thực hiện các bước để giảm thiểu những rủi ro này vào mùa hè năm 2020 bằng cách đình chỉ việc giao thêm S-400 cho Trung Quốc. Theo các báo cáo của cả Nga và Trung Quốc, các lô hàng S-400 cho lực lượng vũ trang Trung Quốc chỉ được hoàn thành một phần vào giữa năm 2020.

Vào thời điểm đó, Trung Quốc vẫn đang chờ đợi để nhận được các thành phần quan trọng từ Nga, cũng như các công việc đào tạo và lắp đặt cần thiết. Bằng cách ngừng các hoạt động theo kế hoạch, Nga về cơ bản đã đóng băng thương vụ S-400 của Trung Quốc.

Động thái lạ của Nga

Long tranh hổ đấu khó phân, Nga sẽ gây thảm họa khi bán S-400? - Ảnh 2.

Các cuộc đụng độ biên giới Ấn Độ-Trung Quốc đang khiến Nga phải tính toán lại thương vụ S-400.

Cả Nga và Trung Quốc đều không đưa ra tuyên bố chính thức về vấn đề này, nhưng các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã cố gắng biện minh rằng việc tạm dừng các chuyến hàng là do lo ngại về dịch bệnh Covid-19, gọi đây là một sự thể hiện "rất ấm lòng" về tình đoàn kết của Nga với cuộc chiến chống đại dịch của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông Ấn Độ lại nhìn nhận một cách ngược lại trong câu chuyện này, cho rằng S-400 dường như đang trở thành một phần của sự suy thoái sâu rộng hơn trong quan hệ Trung-Nga.

Điều thú vị là Ấn Độ đã không hề rơi vào những hạn chế tương tự. Theo Rosoboronexport - cơ quan xuất khẩu vũ khí chính thức của Nga - hợp đồng S-400 của Ấn Độ đang được tiến hành theo đúng tiến độ. Đầu tuần này, có thông tin tiết lộ rằng các chuyên gia Ấn Độ đã tới Nga vào tháng 1 để được đào tạo về cách vận hành hệ thống S-400.

Những diễn biến song song cho thấy, Nga có thể cản trở việc giao S-400 cho Trung Quốc, ngay cả khi nước này vẫn tiến hành đầy đủ các chuyến giao hàng S-400 cho Ấn Độ .

Rất khó để xác định điều gì có thể giải thích cho sự khác biệt về cách tiếp cận của Điện Kremlin, vì tình trạng hiện tại của các cuộc đàm phán về S-400 giữa Moscow và Bắc Kinh vẫn còn mơ hồ.

Cũng trong thời điểm này, vẫn chưa rõ liệu các lô hàng S-400 đã tới Trung Quốc, cũng như công việc huấn luyện và lắp đặt liên quan đã được nối lại hoàn toàn hay chưa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại