Tập đoàn này là Lộc Trời. Theo đó, Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời (mã chứng khoán: LTG) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2023. Báo cáo này được kiểm toán bởi Công ty TNHH Ernest & Young Việt Nam. Đáng chú ý, sau khi kiểm toán, lợi nhuận sau thuế của tập đoàn chỉ đạt gần 16,5 tỷ đồng, giảm tới 94% so với báo cáo của công ty tự lập, tương ứng với việc công ty mất tới 248,6 tỷ đồng. Lợi nhuận giảm 96% so với năm 2023. Đây là lợi nhuận sau thuế thấp nhất của Lộc Trời kể từ khi tập đoàn này niêm yết trên sàn UPCoM.
Về sự biến động lớn này, Tập đoàn Lộc Trời giải trình nguyên nhân là do nhiều yếu tố.
Thứ nhất, những khoản giảm trừ doanh thu giảm 4,3%, tương ứng với giảm 19,4 tỷ đồng và giá vốn bán hàng tăng 15,8 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do loại trừ phần chiết khấu thương mại, giá vốn từ những giao dịch bán hàng trong nội bộ tập đoàn vẫn chưa được phản ánh phù hợp trong báo cáo tài chính tự lập.
Thứ hai, lợi nhuận từ công ty liên kết giảm 315 tỷ đồng, vì việc xác định giá trị hợp lý về tài sản thuần của công ty liên kết ở ngày mua vẫn chưa được phản ánh phù hợp trong báo cáo tài chính hợp nhất do tập đoàn tự lập. Hơn nữa, phần loại trừ lãi chưa thực hiện phát sinh từ những giao dịch trong nội bộ của tập đoàn.
Trước đó, trong quý II/2023, Tập đoàn Lộc Trời từng công bố lãi đột biến lên tới 327 tỷ đồng từ công ty liên kết. Đây cũng là phần lãi lũy kế của công ty sau khi mua Công ty CP Lương thực Lộc Nhân.
Thứ ba, chi phí quản lý của doanh nghiệp giảm 10,7%, tương ứng với giảm 76,9 tỷ đồng. Nguyên nhân là vì điều chỉnh những khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán ở công ty khác.
Thứ tư, chi phí khác giảm là khoảng 3,3 tỷ đồng, vì hạch toán chưa phù hợp.
Trong năm 2023, theo báo cáo của Lộc Trời, tập đoàn này ghi nhận doanh thu bán hàng là hơn 16.517 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2022. Doanh thu của tập đoàn chủ yếu đến từ lúa gạo và thuốc bảo vệ thực vật. Trên thực tế, Tập đoàn Lộc Trời phải chịu chi phí về tài chính khá lớn, hơn 957 tỷ đồng. Trong số đó, có 60% là chi phí lãi vay, 25% là lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Theo báo cáo của Tập đoàn Lộc Trời, Chủ tịch HĐQT Huỳnh Văn Thòn được nhận mức thù lao 3,6 tỷ đồng trong năm 2023. Ngoài ra, ban tổng giám đốc và những thành viên quản lý chủ chốt nhận 5 tỷ đồng tiền lương trong năm 2023, tức là giảm khoảng 30% so với năm 2022.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Tập đoàn Lộc Trời đang trong tình trạng "khát" về dòng tiền mặt để tiến hành thu mua lúa nguyên liệu. Cụ thể, việc huy động lượng lớn tiền mặt để thanh toán cho nông dân khi lúa thu hoạch là rất khó. Bởi người nông dân thường có thói quen bán lúa cho các thương lái và sau đó thương lái bán cho các công ty. Điều này cũng khiến cho chi phí bị đội lên và hao hụt trong quá trình thu mua. Mặt khác, nông dân cũng có thể không nắm rõ được những chính sách thanh toán từ công ty.
Để giải quyết thực trạng này, Tập đoàn Lộc Trời hiện đang thuyết phục các thương lái và những người nông dân nên đăng ký liên kết sản xuất, đồng thời mở tài khoản ngân hàng để thanh toán, thay vì phải rút tiền mặt để trả. Ngoài ra, tập đoàn cũng đang tiến hành tìm những biện pháp dài hạn để không xảy ra tình trạng chậm trễ trong việc chi trả tiền mua lúa như hiện nay.
Thành lập từ năm 1993, Tập đoàn Lộc Trời (tiền thân là Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang) luôn gắn bó với người nông dân và có nhiều đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam. Tập đoàn Lộc Trời có 25 chi nhánh trải rộng khắp Việt Nam, một chi nhánh tại Campuchia.
Tập đoàn Lộc Trời hiện là nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm và dịch vụ dẫn đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, với chuỗi giá trị bền vững từ nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh những sản phẩm hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật, các sản phẩm hữu cơ sinh học, lúa gạo và cà phê.