Lỡ tấn công về phía căn cứ Nga, Israel vội hóa giải tránh hậu quả đáng sợ ở Syria?

Vũ Thu Hương |

Sau vụ phóng tên lửa nhằm vào phía căn cứ không quân Nga ở Khmeimim, Syria, Thủ tướng Israel Netanyahu đã khẩn cấp liên lạc với nhà lãnh đạo Putin.

Theo TASS, ngày 7/5, Điện Kremlin thông báo Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tiến hành điện đàm, trao đổi về các vấn đề toàn cầu và tập trung vào giải quyết cuộc nội chiến ở Syria.

Tại cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận một số vấn đề quốc tế, trong đó đặc biệt tập trung vào giải pháp cho cuộc nội chiến ở Syria.

Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tiếp tục đối thoại giữa hội đồng an ninh cũng như các cơ quan quân sự, ngoại giao và kinh tế của hai nước.

Israel đã công khai vi phạm các thỏa thuận hiện có với Nga về việc duy trì liên lạc khi thực hiện các cuộc không kích vào Syria, gây nguy hiểm đến tính mạng của quân đội Nga.

Trong bối cảnh một số tên lửa được phóng về phía căn cứ quân sự Khmeimim của Nga, mặc dù các tên lửa sau đó không nhằm vào cơ sở quân sự của Nga, nhưng được biết Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã khẩn trương liên lạc với ông Vladimir Putin để thảo luận về vụ việc, Avia-pro cho hay.

Lỡ tấn công về phía căn cứ Nga, Israel vội hóa giải tránh hậu quả đáng sợ ở Syria? - Ảnh 1.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Nga Vladimir Putin

“Hôm nay một cuộc điện đàm đã diễn ra giữa ông Putin và ông Netanyahu. Động thái này là sáng kiến ​​của ông Netanyahu. Cuộc không kích của Israel đã làm trầm trọng thêm tình hình ở Syria. Hai cuộc tấn công trong 48 giờ, trong đó có một cuộc tấn công được thực hiện gần căn cứ không quân Khmeimim. Đây dường như mở ra khả năng về việc bật đèn xanh mới cho Syria. Dù muốn hay không, Nga cũng phải chấp nhận thực tế rằng không thể kiểm soát hoàn toàn được tình hình khi căng thẳng leo thang", một nguồn tin am hiểu về Syria cho biết.

Được biết, các hệ thống phòng không của Nga đã không đánh chặn tên lửa, mặc dù thực tế là tên lửa sau đó đã bay trong khu vực chịu tác động của các tổ hợp Tor và Pantsir-S của Nga. Thậm chí, có thông tin cho rằng Nga đã biết về việc Israel chuẩn bị tấn công và thậm chí đã điều máy bay quân sự khởi hành vào thời điểm đó.

Cần lưu ý rằng trước đó, hành động của quân đội Israel khiến một máy bay Nga bị bắn rơi, tuy nhiên, phía Israel lại tiếp tục vi phạm các thỏa thuận hiện có. Do đó, có thể thấy khả năng Nga sẽ tham gia các biện pháp đáp trả Israel rất lớn.

Tháng 9/2015, Nga điều lực lượng tới Syria theo đề nghị của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad để trợ giúp trong cuộc chiến chống khủng bố. Căn cứ chính của lực lượng Nga tại Syria là ở Khmeimim, phía Đông Nam thành phố Latakia. Nga cũng thuê căn cứ hải quân ở Tartus.

Israel gần đây thường xuyên không kích nhiều khu vực trên lãnh thổ Syria, bao gồm cả thủ đô Damascus, nhưng họ hiếm khi nhắm tới thành phố Latakia, quê hương của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và cũng là nơi đặt căn cứ không quân chủ lực của Nga. Các máy bay Israel thường tránh các cơ sở của Nga tại Syria, tuy nhiên, cuộc tấn công sáng sớm 5/5 lại xảy ra rất gần căn cứ của Nga.

Hàng năm Israel triển khai hàng trăm vụ không kích nhằm vào Syria từ năm 2011 nhằm ngăn Iran thiết lập hiện diện quân sự thường xuyên tại đây cùng hoạt động chuyển vũ khí cho các nhóm phiến quân thù địch với Israel, trong đó gồm Hezbollah.

Tuy nhiên, so với thời Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa Israel và Nga ấm hơn rất nhiều. Quan hệ giữa hai bên là sự hữu nghị, mong muốn hợp tác. Nhưng nhà bình luận Michael Peck của National Interest cho rằng ẩn sau sự thân thiện đó là lo lắng, nghi ngờ và sự xung đột lợi ích.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại