Một quan chức cấp cao Liên Hợp Quốc cảnh báo về nguy cơ to lớn của những tính toán sai lầm có thể dẫn đến cuộc đối đầu trực tiếp giữa các lực lượng bên ngoài đối lập nhau ở Libya, giữa bối cảnh các loại vũ khí và lính đánh thuê tiếp tục được tăng cường ở quốc gia Bắc Phi này.
Stephanie Williams, quyền đặc phái viên Liên Hợp Quốc tại Libya nhận định với Financial Times rằng, nhiều quốc gia bên ngoài đang vi phạm lệnh cấm vận vũ khí quốc tế khi huy động các lực lượng tới thành phố chiến lược Sirte.
Cảng biển Địa Trung Hải này đã trở thành mặt trận của các cuộc xung đột trong suốt 15 tháng qua giữa chính phủ được Liên Hợp Quốc công nhận ở Tripoli và các tay súng trung thành với Tướng Khalifa Haftar.
"Không có bất kỳ nỗ lực nào ngăn dòng chảy vũ khí và lực lượng lính đánh thuê tới đây và rõ ràng là hoàn toàn không có sự trừng phạt quốc tế nào cũng như không có sự trừng phạt nào trên thực địa. Nguy cơ tình hình ở Libya biến thành một cuộc chiến ủy nhiệm thực sự rất nghiêm trọng.
Bức tranh toàn cảnh cho thấy sự can thiệp bên ngoài vẫn tiếp diễn", bà Williams nhận định.
Stephanie Williams, quyền đặc phái viên Liên Hợp Quốc tại Libya nhận định với Financial Times rằng, nhiều quốc gia bên ngoài đang vi phạm lệnh cấm vận vũ trang quốc tế khi huy động các lực lượng tới thành phố chiến lược Sirte.
Cảng biển Địa Trung Hải này đã trở thành mặt trận của các cuộc xung đột trong suốt 15 tháng qua giữa chính phủ được Liên Hợp Quốc công nhận ở Tripoli và các tay súng trung thành với Tướng Khalifa Haftar.
Cuộc xung đột ở Libya đã biến thành cuộc chiến chồng chéo giữa các lực lượng khi Thổ Nhĩ Kỳ điều quân đội và vũ khí tới ủng hộ Chính phủ đoàn kết dân tộc (GNA) ở Tripoli còn Ai Cập, Nga và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) từ lâu đã ủng hộ Tướng Haftar hiện đang kiểm soát Sirte và khu vực phía đông Libya.
Mối lo ngại các lực lượng bên ngoài đối nghịch nhau có thể lao vào một cuộc đối đầu trực tiếp ngày càng gia tăng những tháng gần đây khi các lực lượng do Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ trung thành với GNA tiến công về phía đông sau khi đánh bại các tay súng của Tướng Haftar.
Nga đã phản ứng bằng cách triển khai ít nhất 14 chiếc MiG-29 và Su-24 tới Jufra ở miền trung Libya qua Syria trong khi Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi đã gọi Sirte là một "lằn ranh đỏ", đồng thời đe dọa sẽ điều quân đội tới Libya. Quốc hội Ai Cập đã thông qua việc triển khai binh lính Ai Cập dọc biên giới với Libya.
Việc kiểm soát thành phố Sirte có ý nghĩa quan trọng bởi đây là cửa ngõ để vào khu vực phía đông Libya, vốn là nơi có các mỏ dầu lớn của quốc gia này.
Liên Hợp Quốc cáo buộc tất cả các bên trong cuộc xung đột, gồm có Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, UAE đã vi phạm lệnh cấm vận tại Libya.
Cuộc chiến bùng nổ vào tháng 4 năm ngoái sau khi Tướng Haftar tiến hành một cuộc tấn công vào Tripoli để lật đổ GNA. Sau khi phá vỡ thế bao vây trong 1 năm của Tướng Haftar ở thủ đô, các lực lượng GNA đã đẩy lực lượng của tướng Haftar vào trong Sirte khoảng 50km.
Bà Williams cho rằng nguy cơ tính toán sai lầm ở Sirte là "rất lớn. Chúng ta không biết điều gì có thể làm bùng nổ một cuộc xung đột lớn hơn".
Cũng theo quan chức cấp cao Liên Hợp Quốc này, sự can thiệp của bên ngoài khiến những nỗ lực đàm phán hòa bình trở nên phức tạp hơn.
"Người dân Libya đã mất đi tiếng nói của mình khi các lực lượng bên ngoài thay mặt họ đưa ra quyết định".
"Sự thỏa hiệp nằm trong tầm tay nhưng chúng tôi cần sự ủng hộ và người dân Libya cũng cần sự ủng hộ. Việc bất kỳ bên nào hoặc các lực lượng ủng hộ họ thực hiện hướng tiếp cận có tổng bằng 0 là không hề thực tế".