Lịch sử ít người biết về quả cầu năm mới ở Quảng trường Thời đại

H.M |

Từ lâu quả cầu rực rỡ được thả xuống ở quảng trường thời đại đã trở thành một trong những dấu hiệu của việc năm mới đã đến…

Nhưng lịch sử về quả cầu này là điều không phải ai cũng biết!

Lịch sử ít người biết về quả cầu năm mới ở Quảng trường Thời đại- Ảnh 1.

Kể từ năm 1904 đến nay, chỉ riêng năm 2020, đám đông bị cấm đổ xô đến Quảng trường Thời đại ở New York (Mỹ) để chứng kiến khoảng khắc bước sang năm mới. Mặc dù, lễ thả quả cầu từng bị hủy bỏ trong 2 năm Thế chiến thứ hai, nhưng mọi người khi đó vẫn được phép đến quảng trưởng để quan sát phong tục truyền thống và dành một phúc mặc niệm.

Trong suốt hơn 1 thế kỷ đã qua, biểu tượng của năm mới – quả cầu phát sáng – đã được "tiến hóa" từ một chiếc lồng kết hợp bởi sắt và gỗ, được trang trí bằng bóng đèn, thành một quả cầu pha lê rực rỡ.

Lịch sử về quả cầu năm mới

Quả cầu ở Quảng trường Thời đại bắt nguồn từ 1 người nhập cư từ Ukraine vốn làm nghề kim hoàn – Jacob Starr cùng với 1 phóng viên của tờ New York Times – ông Adolph Ochs.

Năm 1907, Ochs ủy quyền cho Starr, khi đó đang làm việc cho công ty sản xuất bảng hiệu Strauss Signs (sau này gọi là Artkraft Strauss, nơi ông Starr giữ chức Chủ tịch), tạo ra một cái nhìn trực quan về khoảnh khắc đầu tiên của năm mới.

Vào thế kỷ 19, việc tính toán thời gian bắt đầu trở nên chính xác hơn nhờ ngành công nghiệp chế tác đồng hồ. Với ngành hàng hải, mỗi ngày, các bến cảng và đài quan sát sẽ nâng và hạ 1 quả cầu kim loại cùng lúc để các thủy thủ có thể đồng bộ hóa các thiết bị của mình.

Lấy cảm hứng từ việc này, kết hợp với việc Tòa nhà Western Union tại New York khi đó có truyền thống thả một quả bóng để chỉ thời khắc giữa trưa, Ochs được cho là đã biến ý tưởng đó thành quả cầu năm mới tại quảng trường thời đại. Tuy nhiên, cháu gái nhà Starr, bà Tama – người hiện đang sở hữu Artkraft Strauss tin rằng chính ông của mình (Jacob Starr) là người nghĩ ra ý tưởng thả quả cầu và thắp sáng các chữ số năm mới vào thời khắc 0h00 ngày 1/1.

"Ý tưởng là chiếu sáng quả bóng nhờ nguồn điện chiếu sáng từ các khu vực lân cận. Và quả cầu được hạ xuống bằng tay… bắt đầu từ một phút đếm ngược tới nửa đêm. Đó là cách đã được thực hiện trong nhiều năm liền" – bà Tama chia sẻ - "Đó là một kỳ quan và ngay lập tức trở nên phổ biến. Ai cũng yêu thích nó".

Mặc dù Manhattan được chiếu sáng một phần bằng điện từ năm 1880 nhưng một nửa số căn nhà tại đây vẫn chỉ được thắp sáng bằng đèn dầu và nến cho đến những năm 1920. Cảnh tượng một quả bóng lấp lánh hạ xuống từ bầu trời tối, như thể đến từ không gian khác.

Khi quả bóng chạm tới lan can có tấm biển hiển thị các số trong năm, người điều khiển sẽ vứt công tắc, tắt bóng đèn và bật các số cùng lúc. "Vì vậy, có cảm giác như quả bóng rơi xuống biến thành một tập hợp các con số" – bà Tama tiết lộ.

Toàn bộ những người sống và làm việc quanh khu vực Quảng trời Thời đại đều đã tham gia vào "buổi trình diễn". Trong năm đầu tiên, những người phục vụ ở các nhà hàng và khách sạn gần đó đều đội chiếc mũ chạy bằng pin hiển thị "1908" được bất sáng vào lúc nửa đêm.

Điều đó trông giống như phép màu với tất cả mọi người.

Một phút thời gian ngưng đọng

Tổng cộng đã có 7 quả cầu khác nhau được làm nhiệm vụ chào đón năm mới ở Quảng trường Thời đại kể từ khi "màn trình diễn" này xuất hiện. Từ cấu trúc sắt nặng khoảng 320kg, gắn nhiều bóng đèn 25W, đến khung nhôm nhẹ hơn sau Thế chiến thứ hai, đến một "Quả táo lớn" trong thời kỳ của cựu Thị trưởng Ed Koch.

Lịch sử ít người biết về quả cầu năm mới ở Quảng trường Thời đại- Ảnh 2.

Từng có thời phiên bản quả cầu ở Quảng trường Thời đại là một trái táo lớn.

Dưới thời Thị trưởng Ed Koch, quả bóng đã được đổi thành quả táo – một phần của chiến dịch "Tôi yêu New York".

Tới năm 1995, khi quả cầu được thay một "bản cập nhật" lấp lánh hơn với kim cương giả, đèn chớp và điều khiển bằng máy tính, những người làm bảng hiệu truyền thống không còn "đất dụng võ" nữa – ngay cả Artkraft Strauss – công ty đã đưa quả bóng ở Quảng trường Thời đại trở thành lịch sử, cũng không ngoại lệ.

Phiên bản quả cầu ngày nay được sử dụng hơn 32.000 bóng đèn Led, có thể được lập trình hiển thị hàng triệu màu sắc và hoa văn trên bề mặt.

Tuy nhiên, Tama vẫn nhớ về những năm tháng như thể được sống cùng quả cầu ở Quảng trường Thời đại khi bà và anh trai được thay phiên nhau giám sát cho khoảnh khắc giao thừa. Khi phút cuối cùng của năm đến, các công nhân bắt đầu hạ quả bóng xuống bằng một hệ thống ròng rọc phức tạp.

Tama chịu trách nhiệm yêu cầu các công nhân tăng hoặc giảm tốc độ kéo quả cầu. Bà cho biết, với sự tập trung vào nhiệm vụ, ngay cả nhịp thở của ê-kíp cũng được đồng bộ trong suốt 60 giây.

Khi thực hiện nghi lễ này trong nhiều năm, bà Tama cảm thấy mối liên hệ nội tại giữa việc đếm ngược mà bà gọi là "Một phút thời gian ngưng đọng" với việc đưa ra các mục tiêu cho năm mới.

"Khi bạn tập trung cao độ, thời gian dường như trôi chậm lại. Cảm giác đó là phút dài nhất thế giới. Cảm giác như bạn có thời gian để gội đầu, gọi điện thoại, thay đổi cuộc đời. Bạn thực sự có thể thay đổi cuộc sống của bản thân trong một phút – bạn có thể ra các quyết định trở nên khác biệt. Bạn có thể quyết định trở nên tử tế hơn…".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại