Lật lại “Vụ án Leningrad”: Nhiều cán bộ cấp cao bị tử hình, gần 200 người khác bị liên đới

Đoàn Phương |

Vụ án xảy ra vào năm 1950 khi nhiều cán bộ cấp cao của Liên Xô bị tử hình, gần 150 người khác bị buộc tội âm mưu chống Liên Xô. Ngày 30/4/1954 tất cả họ đã được minh oan.

Stalin vẫn là một trong những nguyên nhân gây nên "vụ án Leningrad" thảm khốc

Stalin vẫn là một trong những nguyên nhân gây nên "vụ án Leningrad" thảm khốc

Các nhà nghiên cứu coi đam mê ý tưởng dân tộc Nga của hàng loạt nhà hoạt động đảng cao cấp Liên Xô là nguyên nhân của “vụ án Leningrad” nổi tiếng.

Trừng phạt “những người Leningrad”

Thành phố trên sông Neva, sau khi mất đi qui chế thủ đô trong năm 1918, vẫn còn giữ vị trí đặc biệt trong nước một thời gian dài. Các nhà lãnh đạo thành uỷ và tỉnh uỷ Leningrad, cũng như các quan chức của các cấp liên bang gắn bó với thành phố này, đã lập nên giới tinh hoa trong bộ máy kinh tế- hành chính của đất nước.

Thậm chí sau khi chuyển đến Moscow hay các thành phố khác, người Leningrad không quên về quê hương nhỏ bé của mình khi là thị tộc đoàn kết và thân thiết trong giới “thượng lưu”.

Sau chiến tranh vệ quốc vĩ đại vị trí của họ mạnh lên trông thấy, phần nhiều nhờ chính sách cán bộ khéo léo và ảnh hưởng của nhà hoạt động đảng nổi tiếng Andrei Zhdanov (1896-1948) - người đã lãnh đạo tỉnh uỷ Leningrad từ năm 1934 đến 1945.

Nhưng chẳng bao lâu sau cái chết của ông, trên đầu những người xuất thân từ thành phố trên sông Neva mây đen bắt đầu dày lên.

Vào đêm sang ngày 1/10/1950 ở Leningrad đã tiến hành xử bắn: bí thư BCHTW Đảng cộng sản (bôn sê vich) Alecxei Cuznetsov; Bí thư thứ nhất tỉnh uỷ Leningrad Petr Popcov; chủ tịch uỷ ban kế hoạch nhà nước Liên Xô Nicolai Voznesenski; bí thư thứ hai thành uỷ Leningrad Iacov Capustin; chủ tịch uỷ ban thành phố

Leningrad Petr Lazutin và chủ tịch Hội đồng bộ trưởng RSFSR Mikhail Rodionov. Tất cả họ bị buộc tội âm mưu chống nhà nước Liên Xô.

Trong suốt một tháng sau vụ xử bắn đầu tiên, hình phạt cao nhất còn được áp dụng đối với một số nhân vật cao cấp khác có liên quan đến “vụ án Leningrad”.

Ở Moscow từ ngày 28 đến 31/10/1950 lại một số người bị tử hình theo tuyên án của toà: Bí thư thứ hai tỉnh uỷ Leningrad Georgi Badaev; Thư ký uỷ ban của Hội đồng thành phố Alecxei Bubnov; bí thư thứ nhất vùng Quibưsev của Leningrad Maria Voznesenskaia (em gái của N.A Voznesenski); Bộ trưởng Phát triển RSFSR Alecxandr Voznesenski (em trai của N.A Voznesenski); Bí thư thứ nhất tỉnh uỷ Crimê Nicolai Soloviev - người đã lãnh đạo uỷ ban tỉnh Leningrad trong những năm 1938-1946; trưởng phòng điện lực tỉnh uỷ Leningrad Petr Talinsh.

Những nhân vật còn lại của vụ án (họ có gần 70 người) bị kết án tù giam thời hạn nhiều năm. Còn gần 150 người bị đàn áp là thân nhân của những kẻ đã tham gia âm mưu chống Liên Xô. Ngày 30/4/1954 tất cả họ đã được minh oan bằng quyết định của toà án tối cao Liên Xô.

Lật lại “Vụ án Leningrad”: Nhiều cán bộ cấp cao bị tử hình, gần 200 người khác bị liên đới - Ảnh 2.

Người dân đặt vòng hoa và nến tưởng niệm các nạn nhân của nạn đói Holodomor năm 1932-1933 tại Kiev, ngày 23/11/2019. Genya SAVILOV / AFP.

Cuộc chiến trong nội bộ đảng

Các nhà nghiên cứu đưa ra các giả thuyết khác nhau đối với nguyên nhân của việc trừng phạt “những người Leningrad”. Một trong số đó là cuộc chiến gay gắt trong nội bộ đảng trong bối cảnh cái chết đang đến gần của Josef Stalin.

Nhà văn nổi tiếng Rudolf Balandin trong cuốn sách của mình “Malencov. Lãnh tụ thứ ba của đất nước Xô Viết” (Moscow, xuất bản năm 2007) nhận thấy rằng “nhóm các nhà hoạt động đảng và chính phủ người Leningrad đoàn kết” đã gây ra sự lo lắng giữa các đại diện khác của giới thượng lưu chính trị Xô Viết.

Thêm vào đó có tin đồn, rằng chính Josef Stalin chọn A.A Cuznetsov là người kế nhiệm của mình. Các thành viên có ảnh hưởng của Bộ chính trị BCHTW Georgi Malencov (1901-1988) và Lavrenti Beria (1800-1953) đã đàn áp các đối thủ của mình trong cuộc chiến nội bộ đảng.

Như R. Balandin trình bày, điều đó diễn ra có sự tham gia của người bắt đầu có trọng lượng chính trị N.S Khrusev (1894-1971), khi đó giữ vị trí bí thư thứ nhất BCHTW ĐCS Ucraina.

Thị tộc tham nhũng

Một số chuyên gia cho rằng tư tưởng gia đình và tệ nạn hối lộ trong tầng lớp cao của quyền lực là một nguyên nhân có thể của “vụ án Leningrad”.

Tiến sĩ khoa học lịch sử Boris Starcov đã viết bài “Cuộc đấu tranh với tham nhũng và các vụ án chính trị của nửa cuối những năm 1940” đăng trong tuyển tập “Báo cáo lịch sử ở Lubianca. Các ngành đặc biệt nước nhà vào những năm sau chiến tranh 1941-1945” (Moscow, xuất bản năm 2001) Tác giả chú ý đến nạn lộng hành tham nhũng trong số những lãnh đạo người Leningrad.

“Những người này cảm thụ hương vị cuộc sống tươi đẹp và không ngại phô trương những thành quả vật chất đạt được bởi vị trí công tác của mình.

Các hợp đồng, tệ nạn hối lộ, tham nhũng, chính sách bảo hộ thuế quan và nạn trộm cắp bắt đầu được xác nhận giữa một số người trong các đại diện của chúng”- B.A Starcov đã miêu tả như vậy về tình hình được hình thành ở Leningrad.

Chẳng hạn, A.A Cuznetsov được nhắc đến ở trên, theo tin của nhà nghiên cứu, đã sống trong biệt thự 20 phòng, tiện nghi xa hoa. Những bạn chiến đấu khác của ông ta trong công tác đảng cũng không túng thiếu.

Nhà văn và nhà chính luận Sigizmund Mironin cũng có quan điểm như vậy. Trong cuốn “Trật tự của Stalin” (Moscow, xuất bản năm 2007) ông khẳng định rằng những nhà lãnh đạo Leningrad đã bị đàn áp là hậu quả việc lạm dụng vị trí công tác có hệ thống của họ.

Tác giả cho rằng, sau chiến tranh vệ quốc vĩ đại trong hàng ngũ những người cộng sản “… đã hình thành tổ chức mafia của những người Leningrad đặc thù”. Những thành viên của thị tộc tham nhũng này, ngoài những điều khác ra, còn bị cáo buộc:

-Tội làm giả kết quả bầu cử thành viên tham dự hội nghị liên hợp đảng bộ thành phố lần thứ VIII và đảng bộ tỉnh Leningrad lần thứ X diễn ra ngày 25/12/1948.

-Trong việc mời đại diện các nước cộng hoà đến dự hội chợ bán buôn toàn liên bang diễn ra ở Leningrad từ 10 đến 20/1/1949 - rõ ràng là vượt quá quyền hạn của đảng bộ địa phương.

-Tội gian lận kinh tế: chủ tịch uỷ ban kế hoạch nhà nước Liên Xô bị buộc tội đã giúp các đồng hương nhận tiền mặt vượt quá mức qui định.

Thêm vào đó những người xuất thân từ Leningrad thường đề bạt bạn bè và các đồng nghiệp của mình giữ các chức vụ then chốt – điều này vi phạm những nguyên tắc của đảng. Đến thời kỳ sau chiến tranh các thành viên của thị tộc này đã giữ các vị trí lãnh đạo ở Moscow, Crimê, Murmanxk, Novgorod, Pscov, Arkhangelxk, Iaroslav và các thành phố khác.

“Đảng của người Nga”

Nhiều tác giả hiện đại cho rằng, việc trừng phạt “những người Leningrad” được gây ra bởi tư tưởng phân lập, bởi vì trong số họ có những người ủng hộ việc RSFSR rút khỏi thành phần nhà nước liên bang.

Nhà văn và nhà hoạt động xã hội Sviatoslav Rưbas là tác giả bài báo “Vụ án Leningrad: đập tan “đảng của người Nga” đăng trên báo “Văn hoá” ngày 3/8/2012. Nhà nghiên cứu nhận thấy rằng A.A Zhdanov và N.A Voznesenski đã thể hiện sự trung thành của mình với tư tưỏng dân tộc Nga trong thời gian làm việc chung trong việc biên tập Cương lĩnh và Điều lệ Đảng cộng sản (bôn sê vich).

Chẳng hạn trong năm 1947, A.A Zhdanov đã đưa vào Dự án Cương lĩnh của Đảng luận điểm về vai trò xuất sắc đặc biệt mà dân tộc Nga vĩ đại đang nắm giữ ở Liên Xô, theo luật pháp giữ vị trí lãnh đạo trong cộng đồng các dân tộc Xô Viết”.

Nhưng đề nghị này đã bị Josef Stalin bác bỏ, bởi vì ông coi “những tư tưởng Nga” của các đại diện giới tinh hoa đảng Leningrad là nguy hiểm đối với sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

S.Iuri Rưbas đã phát triển suy nghĩ của mình trong cuốn “Người Moscow chống người Piter: vụ án Leningrad của Stalin” (Moscow, xuất bản năm 2013).

Theo nhận xét của nhà văn, các đại diện của thị tộc, được thành lập bởi những người xuất thân từ Leningrad, đã xây dựng các kế hoạch thành lập đảng cộng sản của người Nga. Tức là tổ chức chính trị cạnh tranh với đảng cộng sản toàn liên bang.

Trong đó “những người Leningrad” đã ủng hộ chính sách kinh tế được định hướng nhằm nâng cao phúc lợi của dân chúng. Họ đề xuất giảm chi phí cho quốc phòng và tổ hợp công nghiệp quân sự, tập trung vào việc phát triển xây dựng nhà ở, ngành công nghiệp nhẹ và sản xuất ô tô.

Những người yêu nước hay lập phân

Tiến sĩ khoa học lịch sử Vladimir Cuznechevski coi những nhà hoạt động đảng bị đàn áp là những người yêu nước Nga. Trong bài báo của mình “Vụ án Leningrad” đăng trong tạp chí “Ngôi nhà Nga” (số 1/2014) nhà bác học buộc tội ban lãnh đạo Liên Xô đã tiêu diệt giới tinh hoa trí thức của dân tộc Nga.

“Về nguyên tắc “những người Leningrad” đã đặt vấn đề một cách đúng đắn về việc dân tộc thành lập quốc gia trong đất nước mang tên nó, và cấu thành đa số tuyệt đối dân cư của đất nước không thể luôn đứng vị trí và vai trò thứ ba trong hệ thống quản lý chính trị xã hội.

Rõ ràng, bằng hoàn cảnh này có thể giải thích sự tức giận không được biện minh bằng cái gì khác của uỷ viên Bộ chính trị, chủ tịch uỷ ban kế hoạch nhà nước, phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô N.A Voznesenski (chủ tịch Hội đồng bộ trưởng là Stalin) đối với đại diện của các dân tộc khác trong ban lãnh đạo đất nước, mà trong ông nó bị phá vỡ thường xuyên”- tiến sĩ viết.

Trong cuốn “Vụ án Leningrad”: nỗ lực ngây thơ thành lập chính phủ thuần tộc người Nga đã bị dẫm đạp trong máu” (Moscow, xuất bản 2013) V.D Cuznechevski đã bày tỏ suy nghĩ tương tự. Ông cho rằng: các nhà hoạt động đảng bị đàn áp cho rằng cần bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của dân tộc Nga trong điều kiện quốc gia đa dân tộc.

Stalin đã thấy trong tư tưởng này chủ nghĩa phân biệt và ý đồ làm sụp đổ Liên Xô, bởi mong muốn tự trị hành chính và quyền tự quyết sắc tộc của người Nga không phù hợp với khái niệm nhà nước liên bang.

Theo một số tin tức, “những người Leningrad” đã lên kế hoạch chuyển thủ đô RSFSR về thành phố trên sông Neva, bằng cách đó giành chính quyền từ thượng tầng cầm quyền.

Không đủ bằng chứng

Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà nghiên cứu đều coi những nhà hoạt động đảng bị đán áp là những người theo chủ nghĩa dân tộc Nga.

Phó tiến sĩ khoa học lịch sử Alisa Amosova và giáo sư trường tổng hợp Richmond (Mỹ) David Brandenberger cùng viết bài “Những tiếp cận mới của diễn giải “vụ án Leningrad” cuối những năm 1940 - đầu những năm 1950 trong các ấn bản khoa học nổi tiếng ở Nga” đăng trong tạp chí “Lịch sử Nga hiện đại” (số 1/2017).

Các tác giả chú ý rằng không đủ bằng chứng để tuyên bố những nhân vật của vụ án này là những người dân tộc chủ nghĩa.

Hai người cho rằng “những người Leningrad” quả thật đã tranh đấu cho việc chuyển chính quyền hành chính từ các bộ, ngành của liên bang cho các nước cộng hoà, thúc đẩy phát triển văn hoá Nga trong phạm vi quyền hạn của mình, nhưng điều này không chứng minh được chủ nghĩa phân biệt của họ.

“Trong số 8 người đầu tiên bị xét xử trong tháng 9/1950 của “Vụ án Leningrad” thì I. M Turco là người Belorus, còn các tài liệu của năm 1949, thu được trong khuôn khổ cuộc điều tra được tiến hành ở Uỷ ban kế hoạch nhà nước liên quan đến tham vọng trong chính sách cán bộ của N.A Voznesenski, thông báo cho các nhà điều tra về sự đa dạng sắc tộc trong thành phần nhóm.

Trong nhóm không chỉ có người Nga, mà còn có người Ucraina, người Do Thái, người Latvia, người Bashkir” - A.A Amosova và D.L Brandenberger viết. Thêm vào đó, chính A.A Zhdanov đã tuyên bố rằng xã hội đa dân tộc Xô Viết là cách tốt nhất để thúc đẩy việc hiện thực hoá và phát triển văn hoá Nga.

Dù thế này hay thế khác, vào đầu những năm 1950 thành phố Leningrad hoàn toàn bị biến thành trung tâm một tỉnh bình thường, sau khi mất đi những gì còn lại của qui chế thủ đô cùng với sự tự tôn của những nhân vật đã bị xử bắn của “Vụ án Leningrad”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại