Vì lý do công việc, tôi thường xuyên phải đi công tác sang thành phố lân cận khoảng 2-3 ngày/ tuần. Mỗi khi đi vắng, tôi thường giao cho chồng nhiệm vụ giặt quần áo của cả gia đình. Thế nhưng, không hiểu vì sao lần nào anh ấy làm xong thì quần áo khi khô đều có mùi hôi rình khó chịu.
Hỏi ra mới biết, chồng tôi thường xuyên "delay" việc giặt đồ vào ban ngày. Và phải đến tận đêm khuya mới bắt tay vào làm việc.
Có thể bạn nghĩ rằng điều này không quan trọng. Tuy nhiên, thực tế thời điểm giặt quần áo có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giặt giũ.
Tại sao giặt quần áo vào ban đêm không tốt?
Giặt quần áo ban đêm là thói quen có thể ảnh hưởng xấu không chỉ đến quần áo mà còn đến sức khỏe. Tôi đã phải cảnh báo chồng dừng ngay việc làm này. Dưới đây, tôi sẽ nói cho bạn các lý do tại sao giặt quần áo vào ban đêm lại không tốt.
1. Giặt tay không sạch
Để tiết kiệm nước và điện nên khi chỉ có vài món đồ lẻ tẻ, nhiều người sẽ chọn giặt quần áo bằng tay. Tuy nhiên, 1 lý do khách quan là khi giặt quần áo vào ban đêm, ánh sáng mờ mịt sẽ khiến bạn khó nhìn thấy vết bẩn trên quần áo, dẫn đến việc quần áo không được giặt sạch.
Vì vậy, tốt nhất là nên giặt quần áo vào ban ngày để tăng hiệu quả giặt sạch.
2. Quần áo không thể khô
Vào ban đêm không có ánh nắng mặt trời, cộng với nhiệt độ thấp và độ ẩm cao khiến quần áo không thể khô nhanh. Nếu để quần áo ở trạng thái ẩm lâu dễ gây ra nấm mốc, vi khuẩn và mùi hôi. Đặc biệt vào mùa hè, khi thời tiết oi bức, quần áo ẩm ướt càng dễ trở thành nơi lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
Ngay cả khi quần áo đã được phơi khô, nếu đã bị mốc hoặc có vi khuẩn thì mùi hôi vẫn còn "vấn vương", khiến bạn cảm thấy khó chịu khi mặc.
Đặc biệt là đồ lót hoặc quần áo của trẻ em, nếu không khô và sạch sẽ còn có thể làm hại da, ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Vị trí phơi đồ
Sau khi giặt đồ vào ban đêm, bạn thường treo quần áo lên sân thượng hoặc ngoài trời với hy vọng giúp quần áo khô nhanh hơn nhờ gió tự nhiên. Tuy nhiên, thực tế là vào thời điểm này, bạn không nên phơi đồ ngoài trời.
Vì ban đêm, nhiều loài côn trùng như nhện sẽ ra ngoài kiếm ăn khiến khắp nơi dính đầy tơ nhện. Quần áo dính phải tơ nhện hay bị côn trùng bò qua, khi mặc vào sẽ gây ngứa và kích ứng da.
Bên cạnh đó, vào ban đêm sương sẽ rất dày. Phơi đồ ngoài trời khiến quần áo càng trở nên ẩm ướt hơn.
4. Lười chờ quần áo giặt bằng máy
Còn nếu bạn giặt quần áo bằng máy giặt thì cũng mất 1 khoảng thời gian chờ đợi. Vậy nên không tránh được nhiều lúc ngủ quên hoặc cố tình chờ đến sáng mai vì không muốn đợi lâu.
Tuy nhiên, bên trong máy giặt là một không gian kín và ẩm ướt. Sau khi giặt, quần áo còn ẩm nên nếu không được phơi ngay lập tức, môi trường kín và ướt át này sẽ là nơi lý tưởng để vi khuẩn, virus phát triển.
Suy cho cùng, để quần áo trong máy giặt suốt đêm mà không phơi còn bẩn hơn khi chưa giặt.
Nếu buộc phải giặt đồ vào ban đêm thì nên làm thế nào?
Nếu bạn không có thời gian giặt đồ vào ban ngày và phải giặt vào ban đêm, thì tốt nhất là nên chọn phương pháp sấy khô ngay sau khi giặt.
Nếu có điều kiện, bạn có thể mua thêm máy sấy quần áo. Sau khi giặt xong thì sấy khô luôn, không cần lo lắng quần áo bị ẩm mốc hay có mùi khó chịu. Khi sấy khô, quần áo còn được khử trùng, giúp mềm mại và dễ chịu hơn khi mặc.
Tuy nhiên, khi chọn máy giặt sấy kết hợp, bạn không nên chọn loại máy giặt sấy 2 trong 1. Vì không gian sấy và hiệu quả sấy của những loại máy này thường không tốt, thậm chí có thể làm cho đồ giặt không sạch. Hơn nữa, giá của các loại máy này khá cao.
Hoặc để tiết kiệm chi phí, bạn có thể mua một chiếc tủ sấy quần áo với rẻ chỉ bằng 1/10. Sau khi giặt xong, bạn chỉ cần treo đồ vào trong để tủ sấy khô. Thông thường sẽ mất khoảng 2-3 giờ để đồ giặt được sấy khô hoàn toàn.
Sáng hôm sau, bạn có thể mang quần áo ra phơi ngoài ban công hoặc thu gọn chúng ngay lập tức mà không phải lo lắng về mùi ẩm hay vi khuẩn.
Nguồn: post.smzdm