Lần đầu tiên sau gần hai thập kỷ, Trung Quốc bị soán ngôi xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ

Yến Nguyễn |

Mỹ đang ngày càng đa dạng hóa mạng lưới các nhà cung ứng dưới chiến lược friend-shoring (đặt chuỗi cung ứng tại các quốc gia bằng hữu).

Lần đầu tiên sau gần hai thập kỷ, Trung Quốc bị soán ngôi xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ- Ảnh 1.

Trung Quốc dự kiến sẽ bị Mexico soán khôi trở thành nước xuất khẩu lớn nhất sang Mỹ lần đầu tiên kể từ năm 2006 khi căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới định hình lại chuỗi cung ứng.

Theo dữ liệu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố trong tuần này, kim ngạch nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm 2023 đã giảm hơn 20%. Trung Quốc chiếm 13,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ trong giai đoạn này – tỷ trọng nhỏ nhất kể từ năm 2004 sau khi đạt đỉnh hơn 21% vào khoảng năm 2017. Xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc gần như không thay đổi trong năm nay.

Trong khi đó, Mexico dự kiến sẽ dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu của Mỹ cả năm 2023 lần đầu tiên kể từ năm 2000. Nhập khẩu của Mỹ từ Mexico đang trên đà lập mức cao kỷ lục vào năm 2023 và thị phần của nước này trong tổng nhập khẩu của Mỹ đạt 15% trong 11 tháng đầu năm ngoái.

Mỹ đang ngày càng đa dạng hóa mạng lưới nhà cung ứng cho các sản phẩm như điện tử tiêu dùng mà nước này vốn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.

Đơn cử, nhập khẩu điện thoại thông minh từ Trung Quốc giảm khoảng 10%, trong khi nhập khẩu từ Ấn Độ tăng gấp 5 lần. Nhập khẩ máy tính xách tay từ Trung Quốc giảm khoảng 30% nhưng lại tăng gấp 4 lần ở Việt Nam.

Xu hướng này nằm trong chiến lược “"friend-shoring” (đưa đầu tư và chuỗi cung ứng sang các quốc gia đồng minh và đối tác) của chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Mỹ đang xem xét tăng thuế đối với xe điện, thiết bị năng lượng mặt trời và chất bán dẫn kém tiên tiến hơn – dự kiến sẽ đưa ra quyết định vào nửa đầu năm nay.

Tuy nhiên, Niels Graham tại tổ chức nghiên cứu của Mỹ Atlantic Council, nhận đinh: “Xét đến nhập khẩu ngày càng tăng của Mỹ từ nhiều quốc gia như Mexico và Việt Nam, thì những nước này chỉ được coi là “trung chuyển” chứ không phải là hoạt động sản xuất nội địa mới mà Washington kỳ vọng sẽ thấy trong chiến lược friend-shoring. “Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Mexico đang tăng lên, cho thấy các nhà sản xuất Trung Quốc đã đặt cơ sở ở đó để hỗ trợ khâu lắp ráp cuối cùng", Graham nói.

Chính phủ Trung Quốc đang gấp rút giảm sự phụ thuộc vào Mỹ về xuất khẩu. Nước này tìm cách nâng cao vai trò của đồng nhân dân tệ trong thanh toán quốc tế, sử dụng đồng tiền riêng của mình thay vì đồng đô la trong các giao dịch với Nga, Trung Đông và Nam Mỹ. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga đã tăng hơn một nửa trong 11 tháng đầu năm 2023.

Theo Nikkei

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại