Bà Hà Tú Bình, 68 tuổi, và chồng đều được sinh ra trong một gia đình truyền thống với rất đông anh chị em ở Trung Quốc. Cha mẹ họ sống sung sướng vì đông con, nên họ tin rằng một gia đình có phúc là “con đàn, cháu đống”.
Vợ chồng bà Hà Tú Bình
Vợ chồng bà Hà có 5 người con, 2 nữ 3 nam. Bà Hà từng bị phạt, mất việc ở hợp tác xã cung ứng và tiếp thị, còn chồng bị sa thải khỏi nhà máy do vi phạm quy định kế hoạch hóa gia đình khi cố gắng sinh quý tử “nối dõi tông đường”.
Nhưng may mắn thay, hai người đã mở cửa hàng bán bánh bao của riêng mình và trở nên khấm khá hơn sau đó. Khi đó rất ít người tự kinh doanh nên gia đình làm ăn rất phát đạt, tiền kiếm được trong nửa năm còn hơn lương hai vợ chồng đi làm cả năm trước đây. Cho nên hai vợ chồng cũng không còn hối hận về việc sinh con trai. Dường như cuộc sống gia đình lúc này thật trọn vẹn, viên mãn.
Ảnh minh họa
Dành cả đời vì con
Đông con nhưng hai vợ chồng bà không để con cái phải chịu cảnh thất học hay thiệt thòi. Khi con gái đi lấy chồng cũng cho chút hồi môn dù không nhiều, số tiền dành dụm được lần lượt mua nhà và xe cho cả ba cậu con trai khi họ lập gia đình. Thậm chí còn phải vay mượn thêm từ người thân, bạn bè xung quanh.
Việc kinh doanh bắt đầu sa sút, khó khăn lắm mới trả hết nợ thì hai ông bà cũng vừa đến tuổi nghỉ hưu. Lúc này, ba người con trai đều nhờ bà chăm sóc con giúp họ, vậy nên bà khăn gói đi, để chồng duy trì việc buôn bán một mình.
Không có vợ, chồng bà bận rộn vất vả hơn nhiều. Vì chuyện này mà ông kiệt sức và đã ra đi vì bị xuất huyết não. Đây là cú sốc đầu tiên đối với bà.
Bước vào cuộc sống cô độc
Sau đó, các con cũng không nhờ bà trông cháu nữa, vì sợ bà cũng quá sức mà ra đi đột ngột. Tiệm bánh bao cũng không mở cửa trở lại. Lúc này, bà bắt đầu hoàn toàn thư giãn và bước vào cuộc sống hưu trí. Tuy nhiên, điều bà không ngờ tới là bà cũng dần bước vào cuộc sống cô đơn kể từ đó.
Hai cô con gái đi lấy chồng không về nhà thường xuyên cũng là điều dễ hiểu, nhưng ba đứa con trai từ khi cha mất cũng hiếm khi về thăm nhà.
Bà đẻ nhiều con vì muốn chúng báo hiếu, được con cái phụng dưỡng lúc tuổi già, hoặc không thì chí ít cũng nên thường xuyên về thăm cha mẹ, bên cạnh chăm sóc cha mẹ những lúc ốm đau. Nhưng giờ đây bà đã già và bệnh tật, lại phải lủi thủi một mình.
Nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống của bà những năm này chỉ có thể dựa vào khoản tiền trợ cấp và chút tiền người thân biếu dịp Tết. Dù người ngoài nhìn vào thấy bà khá an nhàn và sung sướng, không phải chăm con, chăm cháu, nhưng chỉ ai thực sự trải qua mới hiểu được, bà sống không hề hạnh phúc.
Bà Hà nghĩ mình luôn làm tròn bổn phận, chưa thiên vị con cháu điều gì, nhưng không hiểu sao các con lại như vậy. Đây có gọi là bất hiếu?
Vào Tết Nguyên Đán cách đây 2 năm, bà cảm thấy cột sống thắt lưng không được ổn. Bà đã nói với những người con trai và bày tỏ mong muốn đến ở cùng để họ trông nom, đưa đi khám bệnh. Nhưng rồi cả ba người con đều lần lượt từ chối với lý do giống nhau, họ phải đi làm rất bận rộn.
Cuối đời nhận ra sự thật đau lòng
Vậy là bà lặn lội tự mình đến viện khám và tình cờ gặp lại đồng nghiệp cũ.
Hỏi thăm cuộc sống hiện tại của họ mới biết, ngôi nhà họ mua trị giá gấp đôi căn nhà của bà, và hai đứa con của họ còn hiếu thảo hơn năm đứa con của bà. Chúng đều trở lại thăm họ mỗi tuần. Thấy đồng nghiệp sống vui vẻ như vậy, bà tò mò hỏi thì họ tự hào nói tất cả đều có lý do cả.
Vợ chồng họ chỉ sinh hai con, 1 trai 1 gái. Dù việc làm ăn cũng không quá thuận lợi nhưng họ chắt chiu, dành dụm cũng được gần 2 tỷ đồng, mua nhà mua xe cho mình và có lương hưu. Họ không trợ cấp cho con cái mà để chúng tự lực, con cái thấy cha mẹ “giàu có” nên cũng cố gắng hiếu thảo hơn.
Bà Hà dường như có chút ngậm ngùi nghĩ về cuộc đợi hy sinh hết lòng vì 5 người con. Nhưng khi về già lại chịu cảnh cô đơn 1 mình. Ngẫm lại câu dạy của người xưa bà càng thấy thêm buồn tủi: "Một mẹ nuôi được 10 con. Mười con bỏ mẹ trong ngàn xót xa...". Nếu như bà để dành một khoản tiền hưu trí cho bản thân thì có lẽ cuộc đời về già của bà sẽ bớt chật vật, cô đơn hơn.