Làm tê liệt đối phương chỉ trong vài phút: Vũ khí mới trên H-6K Trung Quốc đáng sợ cỡ nào?

Lâm Vy |

"Các tên lửa này", Hoàn Cầu viết, "sẽ có khả năng phá hủy cơ sở hạ tầng của đối phương cách xa tới 3.000km chỉ trong vòng vài phút".

Trung Quốc là một trong nhiều quốc gia trên thế giới đang xúc tiến tích cực chương trình vũ khí siêu vượt âm, chúng được thiết kế để phá vỡ tất cả các công nghệ phòng không của đối phương hiện nay và vươn tới mục tiêu với tốc độ nhanh hơn nhiều so với tên lửa đạn đạo thông thường.

Thời báo Hoàn Cầu cho bay, các máy bay ném bom Xian H-6K - phiên bản được Trung Quốc sao chép theo giấy phép từ mẫu Tupolev Tu-16 của Liên Xô nhưng được hiện đại hóa sâu - dự kiến sẽ được trang bị các loại vũ khí siêu vượt âm của Trung Quốc một khi chương trình chế tạo những vũ khí này hoàn tất.

Làm tê liệt đối phương chỉ trong vài phút: Vũ khí mới trên H-6K Trung Quốc đáng sợ cỡ nào? - Ảnh 1.

Máy bay ném bom H-6K Trung Quốc. Ảnh: AP

Theo Hoàn Cầu, các máy bay ném bom H-6K, ngoài khả năng tấn công hạt nhân và mang được cả tên lửa chống tàu/tên lửa hành trình tấn công mặt đất, có thể sẽ được trang bị tên lửa siêu vượt âm mà Trung Quốc đang thử nghiệm, cho phép chúng "phá vỡ năng lực chiến đấu của đối phương, ngay cả trước khi cuộc chiến thực sự diễn ra".

"Các tên lửa này", Hoàn Cầu viết, "sẽ có khả năng phá hủy cơ sở hạ tầng của đối phương cách xa tới 3.000km chỉ trong vòng vài phút. Trên lý thuyết, điều đó có nghĩa một máy bay H-6K được triển khai ở Hoa Đông có thể dễ dàng tấn công đảo Guam, còn nếu nó bay trên những khu vực mà Bắc Kinh (đơn phương) tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông thì nó có thể tấn công bắc Australia nếu cần thiết".

Trong tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết, sau khi Washington rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga, Mỹ đang tính cách triển khai các tên lửa đạn đạo tầm trung trên bộ tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, nhằm thách thức ưu thế chiến lược của Trung Quốc tại đó.

Tới tuần này, cả Australia và Philippines đều bác bỏ khả năng cho Mỹ triển khai những tên lửa này trên lãnh thổ của họ. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khẳng định ông sẽ "không bao giờ" cho phép điều đó bởi nó sẽ làm leo thang nguy cơ nổ ra Thế chiến III.

Trả lời tờ Hoàn Cầu, Wang Ya’nan - Tổng biên tập tạp chí hàng không Aerospace Knowledge của Trung Quốc cho biết, H-6K có tốc độ tương đối chậm chạp và không có khả năng tàng hình nhưng điều đó đã được bù đắp bởi khả năng tấn công tầm xa của nó.

"H-6K có thể duy trì hoạt động ở vùng an toàn, rồi bắn đi những tên lửa có khả năng vươn tới mục tiêu cách xa 2.000km" - ông Wang giải thích, đồng thời cho biết ngay cả tên lửa hiện nay của H-6K cũng rất khó đánh chặn bởi chúng có tính năng tàng hình.

"Nhờ những loại vũ khí siêu vượt âm mà Trung Quốc đang phát triển trong những năm gần đây, phạm vi tấn công và tốc độ của H-6K thậm chí có thể lớn hơn khi bắn tên lửa hành trình thông thường. Nó có tiềm năng phá hủy các mục tiêu nằm sâu bên trong lãnh thổ đối phương 3.000km chỉ trong vòng vài phút" - ông Wang nhấn mạnh.

Theo tính toán của vị chuyên gia hàng không, mỗi chiếc H-6K có thể mang tới 6 tên lửa loại này. Như vậy, một phi đoàn gồm 10 máy bay ném bom H-6K có thể tấn công tới 60 vị trí chiến lược của đối phương.

Làm tê liệt đối phương chỉ trong vài phút: Vũ khí mới trên H-6K Trung Quốc đáng sợ cỡ nào? - Ảnh 3.

Tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc.

Bên cạnh đó, cũng theo ông Wang, một không đoàn máy bay ném bom H-6K, được hộ tống bởi các tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc, có thể tạo ra một sự kết hợp đáng gờm. Trong khi J-20 tiêu diệt máy bay tiếp dầu và cảnh báo sớm thì H-6K sẽ thiêu đốt các trung tâm chỉ huy và trận địa tên lửa của đối phương.

H-6K có tầm hoạt động ước tính lên tới 6.000km và có thể được tiếp dầu trên không. Hiện Không quân và Hải quân Trung Quốc có ít nhất 180 chiếc H-6 với nhiều biến thể khác nhau.

Phương tiện bay siêu vượt âm Xingkong-2 hay ‘Starry Sky-2' của Trung Quốc

Năm ngoái, Sputnik đưa tin Trung Quốc có thể sẽ thử nghiệm công nghệ bay siêu vượt âm. Tới tháng 8 cùng năm, Thời báo Hoàn Cầu loan tin Trung Quốc đã thử nghiệm thành công phương tiện bay siêu vượt âm đầu tiên, được gọi là Xingkong-2 hay ‘Starry Sky-2’.

Một tháng trước khi tin tức này được tung ra, Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ tuyên bố Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm bản sao của tên lửa hành trình Kinzhal (Nga) trên một chiếc H-6K nâng cấp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại