Làm ma cho mẹ chồng chu đáo và tốn kém, con dâu tái mặt khi hàng xóm nói 1 câu phũ phàng

Thanh Hương |

Cô con dâu khoe với hàng xóm rằng mình đã tốn 1 số tiền lớn để lo ma chay cho mẹ chồng, nào ngờ sau khi hàng xóm nói 1 câu, cô liền tái mặt xấu hổ, không biết nói gì thêm.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Sống trong ngôi nhà của mình nhưng người mẹ già chẳng khác nào kẻ ăn xin

Ở một ngôi làng hẻo lánh của Ấn Độ, có một gia đình nhà nọ sống chung dưới một mái nhà, gồm 2 vợ chồng, 4 đứa con và một bà mẹ già.

Bà cụ đã cao tuổi, không còn sức lao động, cũng chẳng có của cải gì và thái độ của các con cháu với bà rất lạnh nhạt. Bà sống những ngày cuối đời trong sự cô đơn, trầm lặng và buồn bã, chẳng khác nào một người ăn xin trong chính ngôi nhà của mình.

Bà cụ có 1 cái bát luôn mang theo mình. Mỗi bữa, bà sẽ đem cái bát này ra và cô con dâu sẽ xới cơm cùng thức ăn vào đó, để bà mang vào phòng tự ăn.

Làm ma cho mẹ chồng chu đáo và tốn kém, con dâu tái mặt khi hàng xóm nói 1 câu phũ phàng - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Vào ngày lễ Diwali - một lễ hội quan trọng của quốc gia này, người ta phân phát kẹo khắp nơi cho mọi người. Người mẹ già cũng muốn được ăn kẹo như những ngày xưa cũ, những ngày bà còn trẻ, còn đủ sức lực để tham gia lễ hội. Thế nhưng, chẳng còn ai nhớ đến bà nữa rồi.

Thấy vậy, bà cụ lần mò xuống bếp, lấy một nắm kẹo và trở về phòng. Đang định bóc kẹo ra ăn, bà giật mình khi thấy con dâu mở toang cánh cửa phòng, giật lại nắm kẹo trong tay bà, nói bà là "kẻ trộm", đã "tự tiện lấy đồ trong nhà".

Bà cụ ngồi đó, ngơ ngác, nước mắt nhòe đi, chẳng biết nói gì hay làm gì nữa.

                                                    ****************

Làm ma xong cho mẹ chồng, cô con dâu tái mặt trước câu nói của người hàng xóm

Sáng hôm sau, khi mặt trời lên, người nhà thấy lạ vì không thấy bà cụ đi ra khỏi phòng để lấy đồ ăn sáng. Vài giờ sau, cô con dâu bước vào phòng, phát hiện mẹ chồng mình đã qua đời.

Họ nhanh chóng tổ chức một đám ma linh đình với đầy đủ các thủ tục được thực hiện chu đáo. Ai cũng ca ngợi cô con dâu hiếu thảo lo cho mẹ chồng đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Làm ma cho mẹ chồng chu đáo và tốn kém, con dâu tái mặt khi hàng xóm nói 1 câu phũ phàng - Ảnh 2.

Họ tổ chức 1 đám ma linh đình cho bà cụ. (Ảnh minh họa)

Được thể, cô con dâu càng lên mặt: "Chúng tôi đã tốn 20.000 rupee để hỏa thiêu tro cốt cho mẹ chúng tôi đấy". 

Nghe thấy vậy, 1 người hàng xóm đứng gần đó lập tức lên tiếng: "Trong số 20.000 rupee đó, cô chỉ cần dành ra 10.000 rupee cho mẹ chồng mình thôi thì bà ấy đã không phải chết như thế rồi. Khi bà ấy còn sống, cô nên đối xử tử tế với bà ấy, còn khi bà ấy đã chết đi thì mấy việc này đâu còn ý nghĩa gì nữa?".  

Cô con dâu nghe thấy những lời thẳng thừng không chút kiêng dè này, lập tức tái mặt, cũng chẳng biết nói gì hơn.

                                                 *****************

Lời bàn: Thực ra, người ta già rồi, mọi thứ đơn giản đi rất nhiều. Không như thời trẻ, họ chẳng cần phải ăn nhiều, cũng không cần mặc đẹp, hay được đi chơi, đi du lịch. Họ chỉ cần cảm giác ấm áp, thân tình, gần gũi của gia đình, người thân, bè bạn.

Họ cần những phút giây cuối đời yên bình nhưng không cô đơn, được sum vầy trong những bữa cơm có đầy đủ các thành viên, chứ không phải là những bữa ăn ê hề đồ ăn, nhưng lại chỉ có một mình, suốt ngày loanh quanh trong bốn bức tường, hay làm bạn với cái tivi.

Có người nói rằng, trong cuộc đời, con người ta có 3 bữa tiệc lớn phải trải qua, đó là tiệc thôi nôi, tiệc cưới, và tiệc trong đám tang của chính mình.

Ở bữa tiệc thôi nôi, chúng ta mới được 1 tháng tuổi, có muốn ăn cũng chẳng ăn được gì ngoài sữa mẹ.

Ở bữa tiệc cưới, chỉ có người đến dự ăn, chứ nhân vật chính lo lắng đủ thứ, chắc đã ăn được thứ gì.

Làm ma cho mẹ chồng chu đáo và tốn kém, con dâu tái mặt khi hàng xóm nói 1 câu phũ phàng - Ảnh 4.

Còn ở đám tang của mình, nhân vật chính cũng chỉ có thể nằm yên trong quan tài, mặc kệ mọi chuyện hậu sự. Hay nói cách khác, khi đã nằm xuống, mọi chuyện chẳng còn có ý nghĩa gì, chẳng còn gì quan trọng, nên một đám tang, dù lớn hay nhỏ cũng chẳng mảy may ảnh hưởng gì đến nhân vật chính, có chăng, nó chỉ làm đẹp mặt hay xấu mặt những người còn ở lại cõi trần mà thôi.

Chính vì thế, câu chuyện này là một lời nhắn nhủ đến tất cả những ai đang đọc nó. Hãy đối xử tốt với những bậc sinh thành của mình một cách tử tế khi họ còn sống. Đừng để đến khi họ chết đi rồi, ta lại phải nghe những câu nói đau lòng từ người khác. Và cũng đừng khiến câu chuyện bị lặp lại nhiều năm sau, và người bị đối xử tệ, khi đó, chính là chúng ta.

Theo Your Story Club

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại