Lý do chính khiến con không nghe lời, hay ăn vạ hờn dỗi là do con cảm thấy bị mất kết nối, thiếu hụt sự quan tâm, chú ý từ bố mẹ.
Con càng nhỏ càng cần nhiều thời gian từ bố mẹ, nhưng không phải lúc nào bố mẹ cũng ở bên con được bởi guồng quay công việc, xã hội và những vấn đề phát sinh cần bố mẹ giải quyết.
Bộ kỷ luật mềm dưới đây là tổng hợp 8 bí kíp đơn giản, tốn ít thời gian nhưng mang lại sự kết nối khăng khít giữa bố mẹ và con. Giúp con luôn cảm thấy mình được bố mẹ quan tâm và chú ý mọi lúc.
Cùng con tận dụng thời gian để trò chuyện, chơi đùa và yêu thương sẽ giúp con nghe lời và hợp tác hơn với những yêu cầu mà bố mẹ đưa ra.
1. Tạo ra những khoảng "Thời gian đặc biệt"
Đặt một hẹn giờ trong vòng 10 phút từ điện thoại của bố mẹ vào những mốc thời gian cố định trong ngày mà bố mẹ có thể dễ thu xếp nhất.
Nói với con đó là "Thời gian đặc biệt", lúc mà con có thể làm mọi điều con muốn với bố mẹ. Bí kíp này mang lại hiệu quả bởi khoảng thời gian đặc biệt là minh chứng rõ ràng khiến con hiểu được mình có một vị trí đặc biệt đối với bố mẹ.
Cùng con tận dụng khoảng thời gian này để trò chuyện, chơi đùa và yêu thương sẽ giúp con nghe lời và hợp tác hơn với những yêu cầu mà bố mẹ đưa ra.
2. Sử dụng phương pháp "Bố mẹ hài hước"
Mỗi khi dạy con một kỹ năng như mặc quần áo, đánh răng hay vệ sinh cá nhân, bố mẹ có xu hướng trở nên nghiêm khắc trong mắt con vì những mệnh lệnh, yêu cầu khắt khe.
Điều này sẽ khiến con trở nên căng thẳng và khó lòng hợp tác với những yêu cầu đó.
"Bố mẹ hài hước" là một phương pháp đơn giản để giúp bố mẹ khi muốn yêu cầu con làm một điều gì đó.
Nguyên tắc của phương pháp này rất dễ hiểu, đó là khi nào cần để con làm một điều gì đó, hãy làm cho những hướng dẫn trở nên vui tươi hơn.
Ví dụ: sử dụng một con rối hoặc đồ chơi nhồi bông để thể hiện yêu cầu bằng giọng nói kiểu hoạt hình.
Hoặc yêu cầu con mặc quần áo nhưng lại "đặt nhầm" quần áo của con lên người mình. Phương pháp "bố mẹ hài hước" mang đến cho trẻ những niềm vui với bố mẹ mà chúng cần, giúp cho các công việc hàng ngày trở nên thú vị và thoải mái hơn.
3. Mang đến sự chú ý kịp thời cho con
Nếu con liên tục hỏi trong lúc mẹ đang bận nấu bữa tối, hoặc thao thao bất tuyệt về một ngày của con trong khi bố đang cố gắng hoàn thành phần việc ở công ty, hãy dừng lại trong một vài phút.
Ngồi xuống ghế và trò chyện nhanh với con.
Để cho con thấy rằng dù bố mẹ vô cùng bận rộn nhưng luôn cố gắng dành thời gian để lắng nghe con.
Có thể trình bày với con về việc gấp của mình bằng một vài câu nói hài hước như: "Nồi canh đang sôi ùng ục gọi bạn cà rốt vào chơi kìa, con chờ mẹ vài phút để mẹ giúp bạn cà rốt nhé?"
Thường thì con sẽ dễ dàng thỏa hiệp khi biết được lý do chính đáng của bố mẹ. Và sau đó, hãy chắc chắn bố mẹ có một khoảng thời gian đặc biệt để lắng nghe những câu hỏi, câu chuyện của con.
4. Ôm con vào lòng khi con khó chịu
Khi con rên rỉ, cáu kỉnh hoặc có dấu hiệu cảm xúc khó chịu, cơ thể dễ bị hấp thụ năng lượng tiêu cực đó và cũng cảm thấy khó chịu theo.
Lúc này, con cần được ôm vào lòng và thủ thỉ về tình yêu của bố mẹ dành cho con.
Nếu như con mè nheo về những quy tắc của bố mẹ, hãy biến lời từ chối trở nên vui vẻ hoặc hình phạt ngộ nghĩnh như: "Nếu con cứ nhất quyết đòi ăn kem ngay bây giờ thì con phải chịu cơn bão 1000 nụ hôn từ bố đấy nhé"
Những khoảnh khắc ấm áp nho nhỏ này sẽ khiến con quên đi yêu cầu của mình và vui vẻ tận hưởng những khoảng thời gian đầy yêu thương của bố mẹ.
Những khoảnh khắc ấm áp nho nhỏ này sẽ khiến con quên đi yêu cầu của mình và vui vẻ tận hưởng những khoảng thời gian đầy yêu thương của bố mẹ.
5. Giả vờ mắc lỗi ngớ ngẩn
Diễn viên hài Victor Borge từng nói rằng "tiếng cười là khoảng cách ngắn nhất giữa hai người". Một điều trẻ em luôn thấy vui nhộn đó là khi chúng thấy người lớn mắc lỗi.
Đây cũng là cách hoàn hảo để giải phóng căng thẳng cho những lúc con cảm thấy nhỏ bé và bất lực.
Vì vậy, khi cảm thấy con đang căng thẳng hãy khiến con vui lên một chút bằng những lỗi lầm ngộ nghĩnh của mình.
Bố mẹ có thể lấy thứ gì đó ra khỏi tủ và 'vô tình' làm rơi nó xuống sàn và kêu lên về sự hậu đậu của mình, hoặc quên mất cách đánh vần một từ đơn giản và phải nhờ sự trợ giúp của con.
Điều này sẽ trở thành liều thuốc an ủi nhẹ nhàng cho con, giúp con giải tỏa sự căng thẳng của mình , cùng là cơ hội cho những kết nối đầy ngọt ngào giữa bố mẹ và con.
6. Đọc sách cùng con
Đọc một cuốn sách tranh là một cách hiệu quả để kết nối và thư giãn cùng nhau sau một ngày bận rộn và căng thằng của cả gia đình.
Hãy cứ để con chọn cuốn sách con muốn được nghe. Chuẩn bị một chỗ đọc thật thoải mái, rũ bỏ những mệt nhọc của cả ngày dài và thủ thỉ từng câu chữ trong cuốn sách với con.
Đọc sách là cách đơn giản khi bố mẹ quá mệt để chơi với con nhưng vẫn muốn dành thời gian cho con mỗi ngày.
Đọc sách là cách đơn giản khi bố mẹ quá mệt để chơi với con nhưng vẫn muốn dành thời gian cho con mỗi ngày.
7. Chia sẻ việc nhà cùng con
Để con tham gia vào việc nhà là một cách đơn giản để tạo ra những kết nối. Con có thể giúp mẹ lau bàn, xếp đũa thìa hay xếp bát ăn vào chậu rửa tùy theo độ tuổi. Nếu con không làm, hãy tạo ra những hình phạt ngộ nghĩnh.
Ví dụ: "Nếu con không giúp mẹ, bố sẽ đuổi theo con quanh nhà và cù lét con đấy nhé." Điều này có thể dẫn đến nhiều tiếng cười vui tươi và cuối cùng, con sẽ muốn giúp đỡ và ở bên bố mẹ nhiều hơn.
8. Giải phóng năng lượng bằng trò chơi thể chất
Vào cuối ngày, con thích giải phóng năng lượng thông qua tiếng cười và các hoạt động thể chất. Bố mẹ có thể đặt hẹn giờ khoảng 10 phút cho những hoạt động này.
Mỗi người hãy cầm một cái gối và sẵn sàng cho một cuộc chiến gối bông đầy vui nhộn.
Bố mẹ có thể có thật nhiều chiến thuật để tạo ra những niềm vui nhưng hãy đảm bảo rằng con có thể chiến thắng.
Trò chơi này giúp con phát triển sự tự tin, giải phóng căng thẳng và là liều thuốc hoàn hảo để kết nối cả nhàu sau một ngày dài xa cách.
Lời kết
Bố mẹ có thể sử dụng bí kíp luân phiên các ngày trong tuần để khiến con luôn cảm thấy mới mẻ mà không bị mất đi sự kết nối với bố mẹ.
Điều quan trọng nhất của mọi việc là giúp con luôn cảm nhận được sự chú ý từ bố mẹ dù có thể chúng ta đang vô cùng bận rộn mỗi ngày.