Hiện tượng phản chiếu (reflection) hay còn gọi là 'bóng' trong nhiếp ảnh thường gây nên nhiều sự phiền toái. Chính vì vậy, các nhiếp ảnh gia thường sử dụng một filter (kính lọc) mang tên kính lọc phân cực (polariser) để giảm thiểu hiện tượng này, tăng độ xanh cho bầu trời và mặt nước, từ đó tăng độ tương phản và sự đậm đà của bức ảnh.
Những kính lọc này làm được điều đó bằng cách chỉ cho ánh sáng song song với một trục xác định đi qua, hay còn gọi là ánh sáng đã được phân cực.
Thời xưa, một nhiếp ảnh gia muốn đi tác nghiệp thì sẽ phải 'trang bị tận răng' rất nhiều loại kính lọc, gel màu khác nhau để có một bức ảnh theo ý muốn. Nhưng ở thời kì số hiện nay, đa phần các hiệu ứng của các kính lọc đều có thể thay thế bằng việc hậu kì.
Tuy vậy, kính lọc phân kì vẫn tồn tại vì hậu kì khó có thể thay thế được nó, hoặc để đạt được kết quả như mong muốn thì sẽ tốn rất nhiều thời gian.
Loại kính lọc phân cực phổ biến nhất là loại hình tròn, hay còn gọi là CPL. Sản phẩm này có 2 mặt kính ghép vào nhau, và có thể xoay để điều chỉnh hướng phân cực, nhằm giúp người dùng đạt được hiệu ứng như mong muốn.
Loại kính lọc này đòi hỏi người dùng phải cân chỉnh lại mỗi khi xoay từ ảnh dọc sang ảnh ngang; và cũng sẽ làm máy ảnh thu nhận được khoảng 1.25 bước sáng, nên cũng cần phải điều chỉnh lại các thông số để bù trừ.
Hiệu ứng làm đậm màu xanh của bầu trời
Sự khác biệt giữa chụp thông thường (ảnh trên) và dùng kính CPL (ở dưới)
Kính phân cực là một dụng cụ đắc lực khi chụp ảnh ngoài trời ở điều kiện dư sáng. Hình ảnh ở dưới cho thấy hiệu ứng khi sử dụng kính lọc, làm cho bầu trời có màu xanh đậm đà hơn, giúp các gợn mây trở nên rõ ràng hơn so với bức ảnh đầu tiên. Ánh nắng mặt trời phản chiếu lên các mái nhà cũng được giảm thiểu, giúp chúng trở nên rõ ràng hơn.
Người dùng hoàn toàn có thể làm được điều này ở hậu kì, bằng cách tăng độ đậm của kênh màu xanh biển. Nhưng nếu làm không cẩn thận, ảnh sẽ xuất hiện những đường viền ở vùng giao thoa giữa các màu với nhau, hay còn gọi là "halo".
Để có thể hình ảnh giống với khi sử dụng kính lọc, người dùng sẽ phải dùng tính năng "Clone Brush" trong Photoshọp để xóa đường viền này đi, là một công việc rất tốn thời gian và cũng không phải ai cũng có thể làm đẹp được.
Và ở trường hợp này, ta chỉ cần dùng kính CPL và bấm 'tách' là xong.
Ảnh hậu kì (ở trên) xuất hiện những đường viền giữa tòa nhà và bầu trời
Cắt giảm hiện tượng phản chiếu
Người dùng như có thể nhìn xuyên xuống mặt nước bng cách dùng CPL
Ánh sáng khi đi tới các đồ vật có tính phản chiếu cao như mặt nước hay kim loại sẽ tạo ra 'bóng'. Hiện tượng này làm hình ảnh không được trong, thiếu tính tương phản. Như hình ảnh chụp các bông sen ở trên, nếu không sử dụng bất cứ thứ gì thì các hình ảnh phản chiếu của bầu trời sẽ làm người xem bị xao nhãng, nhưng khi sử dụng CPL thì chủ thể là các bông sen lại nổi bật hơn hẳn.
Và như hình ảnh ở dưới, so chụp trong điều kiện trời quá sáng, lại có lớp kính phía dưới nên hình ảnh bị nhợt nhạt, nhưng với kính lọc CPL thì chủ thể, là hình tượng trang trí trên cửa có độ tương phản cao hơn, rõ ràng hơn. Kĩ thuật không thể làm được ở giai đoạn hậu kì nếu người dùng không có kiến thức chuyên sâu về Photoshop, nên có lẽ sử dụng kính lọc là nhanh nhất!
Cắt giảm sự phản chiếu trên kim loại, giúp chúng trở nên nổi bật hơn trong hình ảnh
Dùng trong chụp ảnh chân dung
Những hình ảnh phản chiếu trong kính của chủ thể đã được giảm đi nhiều nhờ kính lọc
Kính lọc phân cực CPL thường được sử dụng trong ảnh kiến trúc, phong cảnh nhưng nó cũng có thể sử dụng trong chụp ảnh chân dung. Ta có thể sử dụng kính lọc để cắt giảm những hình ảnh phản chiếu của những người đeo kính, hoặc để giảm những đốm sáng trên da, làm cho chủ thể được chiếu sáng mềm mại hơn.
Chất lượng và giá cả của kính lọc phân cực
Kính lọc phân cực, trong đó có CPL trên thị trường có rất nhiều loại, có những loại chỉ vài trăm ngàn đồng, nhưng có những loại lên tới 10 triệu đồng, vậy liệu sự khác nhau có quá lớn? Chất lượng quang học là một yếu tố rất quan trọng trong nhiếp ảnh, và những kính lọc giá rẻ chắc chắn sẽ làm giảm chất lượng của máy ảnh và ống kính đắt tiền.
Những kính lọc đắt tiền cũng thường được làm chắc chắn hơn, nên dễ vỡ và xước hơn. Tuy vậy, nếu như bạn biết bảo quản tốt, hoặc sử dụng không thường xuyên thì cũng hoàn toàn có thể mua những chiếc kính lọc ở tầm giá thấp hoặc trung. Điểm khác biệt chỉ thực sự rõ ràng khi zoom ảnh lên lớn mà thôi.
Kính lọc phân cực thường tạo ra hiệu ứng tốt nhất khi mặt trời xuất hiện ở góc 90 độ so với người chụp. Khi mặt trời đã xuống, ánh sáng đã dịu thì hiệu ứng của kính cũng giảm dần. Ở mỗi bức ảnh, bạn hãy thử xoay kính lọc cho tới khi đạt được hình ảnh mong muốn.
Đây quả thực là một công cụ hữu ích, và là sự khác biệt của một bức ảnh tầm thường và một tuyệt tác nếu người dùng đã biết sử dụng một cách thành thục.
Tham khảo: Petapixel