Xe 5.000 USD: Khi nào có thể chạy ra quốc lộ ở Việt Nam?

Phương Nhi |

(Soha.vn) - Theo ông Thanh, trên thế giới, dòng xe hơi điện chưa phổ biến. Tại một số nước phát triển mạnh như Nhật Bản, loại xe này cũng chỉ đang trong giai đoạn thử nghiệm.

>>> Xe giá 5.000 USD của Campuchia: Đứa "con lai" của Trung Quốc?

>>> Xe giá rẻ "made in Campuchia": Người trẻ Việt Nam rơi nước mắt

>>> Xe hơi 5.000 USD của Campuchia: Tủi thân cho ngành công nghiệp VN

>>> Campuchia ra đời ô tô chạy bằng điện, Việt Nam lại thua đau

>>> Sốc với ôtô điện “made in Campuchia” 5.000 USD

>>> Cận cảnh xe Campuchia khiến ngành ô tô Việt Nam 'ngượng'

>>> Tụt hậu so với Campuchia: Còn gì để nói?

Công ty Heng Development Company vừa ra mắt chiếc xe điện chạy bằng smartphone mang tên ngôi đền cổ Angkor - Angkor EV 2013 với giá 5.000 USD. Sản phẩm này nhanh chóng trở thành niềm tự hào của người dân Campuchia – một quốc gia thường được nhắc tới với sự nghèo nàn, trình độ khoa học kỹ thuật còn lạc hậu.

Theo ý kiến của các chuyên gia, Việt Nam hoàn toàn có khả năng để sản xuất ra những chiếc xe ô tô điện điều khiển bằng smartphone nhưng đã “chậm chân” hơn so với nước bạn. “Hiện nay, ô tô điện ở Việt Nam mới chỉ sử dụng trong các khu vui chơi, giải trí chứ chưa chấp nhận chạy ra đường quốc lộ bởi Cục đăng kiểm đã tham mưu cho Bộ Giao thông chưa cho chạy ra đường quốc lộ” - ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết.

Ngoài ra, cũng theo ông Thanh, trên thế giới, dòng xe hơi điện chưa phổ biến. Tại một số nước phát triển mạnh như Nhật Bản, loại xe này cũng chỉ đang trong giai đoạn thử nghiệm. Ở Hà Nội cũng mới chỉ cho phép xe điện chạy quanh phố Cổ, hồ Hoàn Kiếm.

Tuy nhiên, ông Thanh cho rằng: Trong tương lai gần, Việt Nam nên nghiên cứu sản xuất dòng xe ô tô điện này. “Nếu cảm thấy đủ khả năng sản xuất thì Nhà nước nên cho sản xuất không nên cấm đoán và cần tạo điều kiện cho các kỹ sư phát triển. Dĩ nhiên khi cho sản xuất cần đưa ra những tiêu chuẩn, quy định nhất định cần tuân thủ”.

Với các tính năng như tốt cho môi trường, tiết kiệm hơn so với xăng, theo ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN: Chúng ta nên nghiên cứu sản xuất xe hơi điện giống như Campuchia.
Với các tính năng như tốt cho môi trường, tiết kiệm hơn so với xăng, theo ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN: Chúng ta nên nghiên cứu sản xuất xe hơi điện giống như Campuchia.

Ông Thanh cũng nhấn mạnh: Với địa hình, giao thông ô nhiễm như ở Việt Nam, sự có mặt của xe ô tô điện là rất cần thiết. Mặc dù vậy, giá cả cũng là một vấn đề cần lưu ý. “Có xe điện chạy thì rất tốt nhưng giá cả quá cao thì người dân lại không chịu được. Ở Việt Nam luôn luôn phải cân đối giữa chất lượng và giá cả. Các kỹ sư, nhà sản xuất xe ô tô ở Việt Nam hiện nay cũng bắt đầu quan tâm tới dòng xe rồi nhưng giá thành cao nên còn đang cân nhắc” – ông Thanh nói.

Một chuyên gia trong lĩnh vực xe hơi cũng đồng quan điểm với ông Thanh khi cho rằng: Điều quan trọng là định hướng của Chính phủ, có coi trọng xe điện hay không, nếu không có ưu đãi thì sẽ chẳng có nhà sản xuất nào dám bắt tay vào làm.

Có thể nói, Việt Nam đã xây dựng ngành công nghiệp ô tô gần 20 năm nay, và hiện có 18 doanh nghiệp FDI, 38 doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất, lắp ráp với công suất 460.000 xe/năm. Nhưng điều đáng nói là ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chỉ dừng lại ở các công đoạn đơn giản như hàn, tẩy rửa sơn và lắp ráp với tỷ lệ nội địa hóa chỉ đạt ở mức 7-10%. Chỉ có một vài doanh nghiệp đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% ở một số dòng xe.

Trong khi đó, các nước thuộc khối ASEAN như Thái Lan hay Indonesia lại đang vươn lên cực kỳ mạnh mẽ để trở thành những trung tâm sản xuất ô tô lớn trên thế giới, từ đó xuất khẩu sang các thị trường khác mà Việt Nam chính là một thị trường đầy tiềm năng với dân số đang tiến sát mốc 100 triệu và tỷ lệ người sở hữu ôtô đang ở mức rất thấp.

Ông Jesus Metelo Arias, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam đã từng bật mí với báo chí: một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển ngành công nghiệp ô tô là do chính sách thay đổi quá nhanh và quá nhiều trong khi thị trường chưa đủ lớn, ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển.

Việt Nam một mặt muốn phát triển ngành công nghiệp ô tô nhưng mặt khác lại đưa ra hàng loạt các chính sách để hạn chế sự gia tăng của phương tiện giao thông cá nhân làm hạn chế thị trường. Để lên kế hoạch sản xuất, kinh doanh cũng như đầu tư, các nhà sản xuất phải tính đến mức thời gian tối thiểu là 5 năm trong khi đó, chính sách ở Việt Nam thay đổi xoành xoạch khiến doanh nghiệp hết sức khó khăn, làm nản lòng các nhà đầu tư.

Theo ông Jesus Metelo Arias, để cứu ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ và chính sách thuế thấp hoặc bằng các nước trong khu vực. Hiện nay, chi phí sản xuất của Việt Nam cao hơn các nước khoảng 20% mà nguyên nhân chủ yếu là thuế cao (thuế nhập khẩu linh kiện, thuế thu nhập doanh nghiệp...).

Quan trọng hơn, các cơ quan của Việt Nam cần xây dựng chính sách ổn định va đảm bảo cho thị trường đồng thời với việc xây dựng các nhà cung ứng có thể tham gia vao chuỗi cung ứng toàn cầu. Có như vậy, sản xuất trong nước mới đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và ngành công nghiệp ô tô mới phát triển.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại