NHNN thông tin về 9 ngân hàng yếu kém chờ sáp nhập

Vấn đề mua bán sáp nhập ngân hàng được Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú thông tin tại “Diễn đàn M&A 2013”, ngày 8/8.

Hiện nay, đối với 9 ngân hàng yếu kém cần cơ cấu lại theo hướng hợp nhất, sáp nhập với ngân hàng khác hoặc tự cơ cấu, các phương án mà những ngân hàng này đưa ra đều tích cực và có tính khả thi.

Vấn đề mua bán sáp nhập ngân hàng được Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú thông tin tại “Diễn đàn M&A 2013”, ngày 8/8.

Theo Phó Thống đốc, về hiện trạng mua bán sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam, trước đây cũng đã từng có những hợp nhất sáp nhập một số ngân hàng TMCP yếu kém như Ngân hàng Nam Đô, Việt Hoa, Ngân hàng Châu Á – Thái Bình Dương… Quá trình xử lý các ngân hàng này, Nhà nước, NHNN cũng chẳng mất đồng vốn nào mà việc sáp nhập vẫn bình thường và đem lại kết quả tốt.


	Một trong 9 ngân hàng yếu kém cần tái cơ cấu. Ảnh nguồn: Dân trí

Một trong 9 ngân hàng yếu kém cần tái cơ cấu. Ảnh nguồn: Dân trí

"Hiện nay, đối với 9 ngân hàng yếu kém cần cơ cấu lại theo hướng hợp nhất, sáp nhập với ngân hàng khác hoặc tự cơ cấu, dù chưa kết thúc các giai đoạn trong chương trình tái cơ cấu, nhưng tôi cho rằng các phương án mà những ngân hàng này đưa ra đều tích cực và có tính khả thi. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ (TTCP) nhất trí, NHNN đã chấp thuận những phương án trên để các NHTMCP đó triển khai", ông nói.

Về dư luận tái cơ cấu ngân hàng khá chậm, Phó Thống đốc khẳng định tiến độ tái cơ cấu không chậm như suy nghĩ của nhiều người.

"Hiện có rất nhiều ngân hàng cần tái cấu trúc vốn, tuy nhiên nguồn tiền trong nước có hạn. Do vậy, các ngân hàng yếu dù muốn nhanh chóng hợp nhất cũng cần phải tìm ra phương án khả thi nhất, chứ không chỉ vì thời gian mà làm ẩu được".

"Chúng tôi luôn tôn trọng sự tự nguyện tiến tới hợp nhất, sáp nhập của các NHTM. Điều quan trọng là lựa chọn và phê duyệt một phương án tái cơ cấu tích cực, khả thi, chứ không phải vì thời gian một hai tháng để đánh giá nhanh hay chậm", ông nhấn mạnh.

Đến nay đã có 8 ngân hàng (01 đang hoàn chỉnh để trình phê duyệt) có quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu, việc thực hiện các phương án rất tích cực và bước đầu cho thấy có hiệu quả trong việc lấy lại sự ổn định, giải quyết tích cực vấn đề tài chính, quản trị, bộ máy lãnh đạo và quan trọng là đã lấy lại niềm tin trong công chúng.

Ngoài ra, chúng ta có phương án hợp lý của từng ngân hàng trên cơ sở minh bạch hóa toàn bộ tình hình tài chính. Với hiệu quả đạt được, tôi cho rằng tốc độ tái cơ cấu là nhanh chứ không chậm. Tiến trình tái cơ cấu vẫn được triển khai đồng bộ ở tất cả các ngân hàng, kể cả với những ngân hàng không nằm trong diện yếu kém phải tái cơ cấu bắt buộc, trong đó có cả hình thức M&A.

Tính đến nay, có 13 NHTMCP có vốn nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Nhìn chung, 13 NHTM có cổ phần nước ngoài tham gia đều không nằm trong đối tượng của những ngân hàng yếu kém, thậm chí phần lớn thuộc nhóm đầu. Nên việc tham gia cổ phần của ngân hàng nước ngoài vào các TCTD như vậy được xem như là có hiệu quả.

NHNN đang nghiên cứu để trình Chính phủ có thể điều chỉnh một số tỷ lệ giới hạn theo hướng mở rộng cho một số đối tượng nhà đầu tư nước ngoài (NH nước ngoài ) tham gia góp vốn, mua cổ phần với các TCTD trong nước.

Trước hết là khuyến khích tham gia vốn cổ phần vào các ngân hàng thương mại cổ phần thuộc diện yếu kém, thậm chí cho vượt tỷ lệ 30% khi được TTCP chấp thuận. Tại Đề án 254 về tái cơ cấu các TCTD cũng đã cho thấy rõ điều này.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại