Bỏ bánh kẹo: Đế chế Kinh Đô sẽ kết thúc hay thăng hoa?

Nguyễn Thế Khoa |

Bỏ đi mảng kinh doanh đầy lợi nhuận là bánh kẹo, nhiều người nghĩ đế chế Kinh Đô sẽ kết thúc nhưng thực chất Kinh Đô giờ mới bước vào giai đoạn thăng hoa.

“Món hời” của Kinh Đô giờ nằm ở đâu?

Sau 20 năm tạo danh tiếng “vua bánh kẹo Việt Nam”, mới đây, Tập đoàn Kinh Đô (KDC) đã bán đi mảng bánh kẹo được coi là “nồi cơm chính” của mình.

Nhiều người nghĩ đây có thể là kết thúc của đế chế KDC nhưng thực chất KDC bây giờ mới bước vào giai đoạn thăng hoa nhất.

Không cần phải chờ tới lúc KDC công bố bán mảng bánh kẹo lại cho Mondelēz International mới đoán ra việc KDC chuyển hướng kinh doanh.

Động thái này được biết đến từ những ngày đầu KDC lên tiếng đầu tư vào 3 ngành mới là dầu ăn, cà phê và mì gói.

Có thể thấy rõ, trọng tâm của KDC không còn là ngành hàng bánh kẹo truyền thống nữa bởi bánh kẹo được xem là một trong những ngành hàng không thiết yếu.

Nhận ra điều này, KDC đã lên kế hoạch M&A (mua bán và sáp nhập) để có thể thâm nhập vào những thị trường tiềm năng hơn.

Trọng tâm của KDC không còn là ngành hàng bánh kẹo truyền thống nữa bởi bánh kẹo được xem là một trong những ngành hàng không thiết yếu.

Trọng tâm của KDC không còn là ngành hàng bánh kẹo truyền thống nữa bởi bánh kẹo được xem là một trong những ngành hàng không thiết yếu. (Ảnh minh họa)

Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực Việt Nam (Vocarimex) được xem là món hời của KDC khi “ông lớn” này mua lại 24% cổ phần tại đây.

KDC đã nhận thấy rõ những yếu tố to lớn khi Vocarimex là doanh nghiệp đang chi phối đến hơn 70% thị phần dầu ăn thông qua những công ty liên kết với mình.

Kèm theo đó là tiềm năng tăng trưởng của ngành hàng thiết yếu dầu ăn khiến KDC quyết tâm chi phối lên 51% tại Vocarimex.

Doanh thu chính của Vocarimex được mang lại từ việc kinh doanh dầu xá (dầu nguyên liệu).

Năm 2013, trong tổng 3.951 tỷ đồng doanh thu thì có tới 2.876 tỷ đồng là bán cho công ty dầu Tường An – công ty con của Vocarimex, chưa kể bán cho những công ty có liên kết khác.

Việc có trong tay công ty đang cung cấp dầu sản xuất cho Vina Acecook, Masan Food, Asia Food... trong đó có cả Saigon Ve Wong (công ty liên kết với KDC), giúp công ty này an tâm và tập trung phát triển kinh doanh mảng dầu thành phẩm với tên tuổi sẵn có như Voca.

Dù bán mảng bánh kẹo, nhưng phía KDC cũng xác định rằng: 300 nhà phân phối được KDC coi là sản phẩm trí tuệ sẽ dễ dàng sao chép lại toàn bộ hệ thống phân phối.

Khi đã chủ động được kênh phân phối, KDC đã có 50% phần thắng trong tay.

Tuy Vocarimex không có những khoản lợi nhuận như thời hoàng kim của KDC khi gắn với bánh kẹo vì dễ bị ảnh hưởng bởi giá dầu nhập khẩu hay tỷ giá.

Nhưng về lâu về dài với những gì KDC đang có, không khó để KDC lái Vocarimex sinh lợi nhuận lớn cho mình.

Thị trường mì gói tỷ đô

Việc hợp tác với Saigon Ve Wong được xem là mảng ghép thứ 2 của KDC khi tham gia vào ngành hàng thiết yếu.

Bởi lẽ, những năm gần đây thị trường mì gói phình to ra với tốc độ 15 đến 20%/năm. Những công ty hàng tiêu dùng hàng đầu cũng đang mạnh tay tranh giành thị phần.

Masan tuy tham gia vào mảng mì gói sau cả Asia Food, nhưng đã cho thấy sức mạnh của kẻ nằm trong top 5 công ty hàng tiêu dùng có kênh phân phối lớn. Nhờ vậy, Masan giảm được chi phí bán hàng đáng kể.

Từ đó, Masan có bàn đạp cạnh tranh sòng phẳng với Vina Acecook. KDC cũng sẽ khai thác chính điểm này để cạnh tranh với các đối thủ, sở hữu kênh phân phối lớn.

Hợp tác chứ không mua đứt Saigon Ve Wong là bước đi khôn ngoan cho KDC.

Hợp tác này dù có thất bại vẫn không đáng bận tâm vì suy cho cùng KDC hưởng lợi thế từ kênh phân phối của mình.

Còn trong trường hợp thành công, những đối thủ khác chắc chắn sẽ phải kiêng dè KDC rất nhiều.

Mảnh ghép PhinDeli

Cũng như mì gói, thị trường cà phê đang có tăng trưởng khá tốt.

Việc KDC đầu tư vào ngành cà phê không ý đồ nào khác ngoài việc tận dụng tối đa kênh phân phối làm nền móng để gia tăng sức mạnh trong ngành hàng tiêu dùng.

Việc KDC đầu tư vào ngành cà phê không ý đồ nào khác ngoài việc tận dụng tối đa kênh phân phối làm nền móng để gia tăng sức mạnh trong ngành hàng tiêu dùng.
Việc KDC đầu tư vào ngành cà phê không ý đồ nào khác ngoài việc tận dụng tối đa kênh phân phối làm nền móng để gia tăng sức mạnh trong ngành hàng tiêu dùng.

KDC không chọn cách M&A một thương hiệu lâu đời đều có lý do của nó để tránh mọi rủi ro. Việc mua lại một công ty như PhinDeli sẽ giảm thiểu thiệt hại về vốn nếu thất bại.

PhinDeli hiện không có nhà máy sản xuất mà sử dụng công ty gia công sản phẩm.

KDC sẽ cắt giảm được chi phí vận hành nhà máy cũng như việc chôn một lượng vốn lớn vào công nghệ và nhà máy, từ đó, KDC sẽ giảm được rủi ro về vốn.

Lợi thế thương hiệu đã được thiết lập khi Phạm Đình Nguyên đã tạo được điểm nhấn về thương hiệu và bước đầu đã tạo được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng.

Thêm vào đó, lợi thế kênh phân phối lớn sẵn có là điểm để ông Phạm Đình Nguyên M&A PhinDeli với KDC.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại