Ỷ Thiên Đồ Long Ký xoay quanh câu chuyện về Trương Vô Kỵ.
Ỷ Thiên Đồ Long Ký là phần cuối trong bộ tiểu thuyết Xạ Điêu Tam Bộ Khúc của cố nhà văn Kim Dung. Truyện viết về mối tình chính-tà giữa đệ tử Võ Đang Trương Thúy Sơn và Tử Vi đường chủ của Thiên Ưng Giáo Ân Tố Tố.
Sau khi Trương Thúy Sơn và Ân Tố Tố trôi lạc đến đảo Băng Hỏa, đã hạ sinh được người con trai tên là Trương Vô Kỵ.
Sau khi cả gia đình trở lại Trung Nguyên, chàng trai Trương Vô Kỵ đối mặt với hàng tấn bi kịch, mất cha mất mẹ, trúng kịch độc từ Huyền Minh Thần Chưởng tưởng chừng không thể qua khỏi.
May mắn thay, chàng trai lương thiện trượng nghĩa liên tiếp gặp được kỳ ngộ, luyện được một thân toàn tuyệt thế võ học như Cửu Dương Thần Công, Càn Khôn Đại Na Di hay Thái Cực Thần Công, trở thành đệ nhất cao thủ đương thời.
Do đó nhiều người cho rằng, các loại võ công mà Trương Vô Kỵ học đều là mạnh nhất trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký.
Thực tế không phải vậy. Trong thời gian ở Thiếu Lâm Tự, Trương Vô Kỵ từng chứng kiến cao thủ ẩn danh dễ dàng đánh bại Kim Cang Phục Ma của phái Thiếu Lâm.
Điều này khiến Trương Vô Kỵ nhận ra rằng dân gian vẫn còn nhiều anh hùng cao thủ, và cậu chưa phải là thiên hạ đệ nhất.
Trương Vô Kỵ còn ra rằng còn có rất nhiều kỳ chân võ học trong thiên hạ, có loại thường xuyên được xuất hiện nhưng cũng không ít tuyệt kỹ đã bị thất truyền. Dưới đây là 5 tuyệt kỹ lợi hại nhất trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký.
Trương Tam Phong cùng Võ Đang Thất Hiệp.
Thứ nhất là Chân Võ Thất Tiệt Trận, do sư tổ phái Võ Đang Trương Tam Phong sáng tạo ra.
Trong lúc đứng ngắm hai núi Qui Xà, từ cái thế uyển chuyển của Xà Sơn cộng với hình thù trang nghiêm ổn định của Qui Sơn, sáng tạo ra một loại võ công tinh diệu vô song gồm 7 thức.
7 thức võ công đó dùng riêng rẽ, cũng đã tinh vi áo diệu, thế nhưng 2 người hợp lực thì sư huynh đệ có thể bổ túc cho nhau, công thủ đều được, uy lực tăng gia rất nhiều.
Nếu 3 người cùng sử dụng, so với hai người uy lực gia tăng gấp bội. Nếu cả 7 người cùng ra tay, thì ngang với 7x7 49 cao thủ hạng nhất đương thời.
Trương Vô Kỵ dùng Thái Cực Quyền đánh bại Đại Lực Kim Cang Chỉ của A Tam.
Thứ hai là Thái Cực Thần Công, cũng do Trương Tam Phong sáng tạo ra và là tuyệt kỹ mà ông tâm đắc nhất.
Thái Cực Thần Công được biết đến là loại công phu lấy nhu chế cương, lấy tĩnh chế động, chia làm hai loại là Thái Cực Quyền và Thái Cực Kiếm.
Khi Triệu Mẫn dẫn người lên uy hiếp núi Võ Đang, Trương Vô Kỵ đã được Trương Tam Phong truyền dạy Thái Cực Quyền và Thái Cực Kiếm.
Dù học võ trong tình thế cấp bách, vừa đánh vừa học, nhưng Trương Vô Kỵ vẫn dễ dàng đánh bại Bát Tí Thần Kiếm của Phương Đông Bạch và Đại Lực Kim Cang Chỉ của A Tam.
Thái Cực Quyền và Thái Cực Kiếm cũng là môn võ công có thật hiếm hoi, được coi là một nét văn hóa và phổ biến rộng rãi tại Trung Quốc ngày nay.
Tống Thanh Thư là nhân vật cuối cùng trong Xạ Điêu Tam Bộ Khúc học được Giáng Long Thập Bát Chưởng.
Thứ ba là Giáng Long Thập Bát Chưởng, chưởng pháp chứ danh của Cái Bang. Trong Xạ Điêu Tam Bộ Khúc, chỉ có Hồng Thất Công và Quách Tĩnh phát huy được uy lực cực đại của Giáng Long Thập Bát Chưởng.
Đến thời Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Tống Thanh Thư có học được tuyệt kỹ này từ Đồ Long Đao, dù không thể phát huy được uy lực mạnh mẽ của Giáng Long Chưởng, nhưng y cũng dễ dàng đánh bại Cái Bang trưởng lão.
Đáng tiếc sau đó, Giáng Long Thập Bát Chưởng đã bị thất truyền.
Trương Vô Kỵ luyện Cửu Dương Thần Công đẩy lùi độc tính của Huyền Minh Thần Chương trong cơ thể.
Thứ tư là Cửu Dương Thần Công, bộ tâm pháp luyện nội công vô địch thiên hạ. Cửu Dương Chân Kinh được ghi lại bên trong mép cuốn Lăng Già Kinh, được Giác Viễn thiền sư một người gác Tàng kinh các trong Thiếu Lâm tự phát hiện.
Lăng Già Kinh là một quyển kinh Phật được viết bằng chữ Phạn của Đạt Ma sư tổ nên Giác Viễn cho rằng Cửu Dương Chân Kinh là của Đạt Ma sư tổ để lại.
Trước Trương Vô Kỵ, Giác Viễn là người duy nhất học được toàn vẹn Cửu Dương Thần Công.
Do nhiều biến cố, Giác Viễn gặp nạn và trước khi qua đời đã đọc lại toàn bộ Cửu Dương Chân Kinh, lúc đó có mặt cả Trương Quân Bảo (chính là Trương Tam Phong), Quách Tương (sau này sáng lạp ra phái Nga My) và Vô Sắc thiền sư của Thiếu Lâm.
Các trường phái võ công của Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga My về căn bản sau này đều thành lập dựa trên nội công tâm pháp của Cửu Dương Thần Công, nhưng do cách ngộ của 3 người trên khác nhau, 3 phái đều có những sở trường và sở đoản riêng.
Trương Vô Kỵ luyện Càn Khôn Đại Na Di trong mật thất Minh Giáo.
Thứ năm là Càn Khôn Đại Na Di, võ công tâm pháp thất truyền của Minh Giáo nơi Tây Vực.
Càn Càn Khôn Đại Na Di bao gồm bảy tầng, vô cùng kỳ quái và khó luyện, người nhanh nhất phải mất 7 năm, còn chậm thì 14 năm mới luyện xong 1 tầng. Nếu 21 năm chưa luyện xong tầng 2 thì không thể luyện tiếp tầng 3 vì sẽ tẩu hỏa nhập ma.
Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Giáo chủ Minh Giáo đời thứ 33 là Dương Đỉnh Thiên mới chỉ luyện đến tầng thứ 4.
Dương Tả Sứ Dương Tiêu cũng chỉ luyện đến tầng thứ 2. Duy chỉ có Trương Vô Kỵ với nội công thâm hậu của Cửu Dương Thần Công là luyện được cả 7 tầng của Càn Khôn Đại Na Di.
Cùng bởi quá khó luyện mà sau Trương Vô Kỵ, không còn ai có thể học được tuyệt kỹ này.
Ngoài ra, trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký còn xuất hiện nhiều loại võ công nổi tiếng khác như Cửu Âm Chân Kinh, Đàm Chỉ Thần Công, Thất Thương Quyền,... cũng đều vô cùng lợi hại.
Tuy nhiên, người luyện võ không phải cứ luyện tuyệt thế võ công là có thể trở thành cao thủ. Võ thuật của nhà văn Kim Dung đề cao nội lực lên hàng đầu, hơn nữa tài năng và tư chất cũng rất quan trọng.
Sau Ỷ Thiên Đồ Long Ký, hầu hết các tuyệt kỹ trên đều bị thất truyền, và những giai đoạn tiếp theo chỉ cần biết một chút kiếm pháp đơn giản cũng có thể xưng làm võ lâm cao thủ.