Kịch bản buồn Zumwalt, gỡ bỏ pháo hạm, thay đổi sứ mệnh

Quang Anh |

Ngày 03.12.2018, phó Đô đốc William Merz trong cuộc điều trần trước Thượng viện Mỹ cho biết: Hải quân đang làm việc nhằm giải quyết các vấn đề bất hợp lý với hệ thống pháo hạm tiên tiến, chiến hạm siêu điện tử tàng hình. Các vũ khí quân sự đang phát triển tốt và đúng lộ trình, sẽ chính thức đưa vào biên chế năm 2021".

Đại diện của Hải quân Mỹ, phát biểu trước quốc hội trong một phiên điều trần gần đây cho rằng rằng hệ thống pháo hạm tiên tiến trên khu trục hạm siêu điện tử tàng hình Zumwalt là cửa tử cho tàu chiến đấu trong tương lai gần.

Dù pháo hạm tầm xa được thiết kế để tấn công các mục tiêu sâu trong bờ biển nhưng lại là một trong những sai lầm nghiêm trọng khó xử lý của khu trục hạm tàng hình .

Kịch bản buồn Zumwalt, gỡ bỏ pháo hạm, thay đổi sứ mệnh - Ảnh 1.

Tàu khu trục mang tên lửa USS Zumwalt đến căn cứ thường trú mới tại San Diego. Zumwalt là khu trục hạm tàng hình công nghệ tiên tiến nhất của hải quân Mỹ, bắt đầu được triển khai các hệ thống tác chiến, tiến hành thử nghiệm và đánh giá, thực hiện phối hợp hành động với hạm đội. Ảnh của sĩ quan hải quân cấp úy hạng 3 Emiline L.M.Senn thuộc Hải quân Mỹ.

Khi chiếc USS Michael Monsoor, khu trục hạm lớp Zumwalt thứ hai rời cảng Guantanamo đến vịnh San Diego thử nghiệm vận hành và chiến đấu, Hải quân Mỹ bắt đầu tìm kiếm một giải pháp mới. Lực lượng sẽ làm gì với khu trục hạm lớp Zumwalt trị giá hàng tỷ USD.

Zumwalt được thiết kế như một khu trục hạm tiên tiến nhất chưa từng có, ứng dụng triệt để công nghệ tàng hình, hệ thống pháo hạm có thể yểm trợ hỏa lực có độ chính xác cao vào sâu trong đất liền, mở đường và tiêu diệt các mục tiêu quan trọng cho các lực lượng đổ bộ.

Chiến hạm được trang bị hệ thống trạm nguồn rất mạnh, Hải quân hy vọng có thể cung cấp nguồn năng cho những vũ khí theo nguyên tắc vật lý mới trong tương lai như laser. Chiến hạm có lượng giãn nước khoảng 15.000 tấn, đây cũng là khu trục hạm nặng nhất mà Mỹ chế tạo.

Nhưng hệ thống pháo hạm của Zumwalt sẽ bị hủy bỏ - nếu vũ khí này được đưa vào khai thác sử dụng, tính năng tàng hình của khu trục hạm suy giảm và giá thành khai thác sử dụng sẽ cao chưa từng có.

Một trong những nguyên nhân khác buộc phải tháo bỏ vũ khí là trong kế hoạch ban đầu sẽ đóng mới 32 chiếc, chỉ có hai chiếc đã hoàn thành và một chiếc còn lại đang trên đà đóng. 3 siêu phẩm công nghệ của chiến hạm, chỉ có một được coi là đang hoạt động và chưa thể đưa vào phục vụ được dù sự kiện này trì hoãn đã nhiều năm.

Trong một buổi điều trần trước Tiểu ban SeaPower của Thượng viện tuần trước, Phó đô đốc William Merz cho biết, hệ thống pháo hạm tầm xa 155mm chưa bao giờ đạt được kết quả mong muốn, nếu Hải quân không thể tìm được loại đạn phù hợp có chi phí thấp, pháo hạm có thể bị loại bỏ hoàn toàn và không gian trống sẽ được sử dụng để thay thế bằng vũ khí khác hợp lý hơn.

Phó đô đốc Mỹ cho biết, chiến hạm đang được tái định hình như một phương tiện tấn công mặt đất và trên không, sử dụng hệ thống tên lửa phóng thẳng đứng để đánh phá các mục tiêu trên đất liền và trên biển bằng tên lửa hành trình tầm xa.

Theo yêu cầu của Hải quân và công ty phát triển vũ khí BAE, Zumwalt được thiết kế và lắp đặt hai hệ thống pháo hạm tiên tiến nhất (AGS), sử dụng để tấn công bờ biển và chống tàu.

Pháo hạm có hệ thống điều khiển hỏa lực điện tử tiên tiến nhất, tự động hóa cao độ, tốc độ bắn đến mười viên mỗi phút, yểm trợ hỏa lực mạnh và chính xác cho các cuộc đổ bộ tấn công từ hướng biển, đánh phá các công trình phòng thủ vững chắc bờ biển.

Các siêu pháo (AGS) đầu được thiết kế để sử dụng loại đạn tấn công mục tiêu sâu trong đất liền (Long Range Land Attack Projectile - LRLAP), có tầm bắn tối đa hơn 60 dặm (97 km).

Đầu đạn thực tế là một tên lửa có điều khiển bắn qua nòng pháo sẽ phóng lên độ cao cực cao trước khi lao xuống chính xác mục tiêu bằng phương thức sử dụng định vị vệ tinh GPS.

Đạn tầm xa 155mm do Lockheed Martin sản xuất là loại đạn có động cơ phản lực rocket hỗ trợ, sử dụng thiết bị dẫn đường vệ tinh GPS có độ chính xác cao. Đạn được thử nghiệm thành công, nhưng chi phí bắn một quả đạn LRLAP lên đến hơn 800.000 USD, gần bằng tên lửa hành trình Tomahawk.

Điều đó khiến đạn pháo không thể được coi như một vũ khí yểm trợ hỏa lực bắn loạt, sứ mệnh trọng tâm của pháo hạm và khu trục hạm Zumwalt. Hải quân quyết định ngừng đặt hàng loại đạn này năm 2016, sau khi mua một vài quả đạn tầm xa LRLAP để thử nghiệm.

Vấn đề nan giải của đạn pháo và số lượng hiếm hoi tàu Zumwalt buộc Hải quân thay đổi nhiệm vụ cho khu trục hạm tàng hình siêu hiện đại. Chiến hạm Zumwalt chuyển thành khu trục hạm chống tàu và tấn công các mục tiêu then chốt tầm xa chứ không còn là tàu tấn công hỏa lực bờ biển yểm trợ đổ bộ và pháo kích bờ biển.

Một trong những sửa đổi của nhiệm vụ chiến thuật là tích hợp tên lửa phòng không tiêu chuẩn SM-6 tầm xa và hệ thống tên lửa chống tàu bằng ống phóng thẳng đứng, có thể là Tomahawk và những biến thể tên lửa chống tàu khác đang có trong biên chế.

Giá thành trên mây của LRLAP cũng buộc Hải quân tìm kiếm giải pháp thay thế. Các nhà khoa học đang nghiên cứu một số đạn trong biên chế sử dụng như đạn 155mm Excalibur, có hệ thống dẫn đường và định vệ tinh GPS, đạn sẽ được sửa đổi để phù hợp với pháo hạm siêu hiện đại AGS, chỉ có điều tầm bắn ngắn hơn nhiều.

Mặc dù các quan chức Hải quân tuyên bố sẽ không từ bỏ hệ thống pháo hạm tiên tiến, nhưng quyết định tạm dừng tìm kiếm bất kỳ loại đạn nào thay thế trong tương lai gần.

Hải quân Mỹ từ lâu đã phải vật lộn với khó khăn khi cố gắng phát triển đạn pháo tầm xa mới yểm trợ hỏa lực của hải quân.

Để mở rộng phạm vi chiến đấu và độ chính xác pháo hạm Mk - 46 5 inch (127 mm) tiêu chuẩn, từng được sử dụng rộng rãi trên các tàu khu trục lớp Arleigh Burke , Hải quân đã phát triển các đạn pháo có tầm bắn xa và độ chính xác cao.

Loại đạn tầm xa dẫn đường chính xác (Extended Range Guided Munition) trên thực thế là một đạn - tên lửa dẫn được chính xác cỡ 5-inch (127 mm) được Raytheon phát triển theo đơn đặt hàng của Hải quân Mỹ. Chương trình bị hủy tháng 03.2008 sau 12 năm nghiên cứu với khoản kinh phí tài trợ 600 triệu USD dành cho phát triển

Thời gian thiết kế và chế tạo kéo dài, chi phí lớn và những vấn đề về độ tin cậy dẫn đến việc ERGM bị hủy trong năm 2008. Đạn – tên lửa phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về chi phí giống như loại đạn LSRAP, quá đắt để sử dụng trong huấn luyện, đào tạo hoặc trong vai trò yểm trợ hỏa lực bắn loạt theo yêu cầu như học thuyết tấn công đổ bộ truyền thống.

Phó đô đốc Merz khẳng định rằng, USS Zumwalt vẫn mang nhiều vũ khí tấn công trong hệ thống Mk 41 ống phóng thẳng đứng (Vertical Launch) đa năng với 80 giếng, bao gồm cả tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa SM-6 phòng không, tên lửa chống tàu ngầm ASROC, hệ thống ống phóng ngư lôi cùng với pháo hạm nhỏ hơn.

Phó đô đốc Merz quả quyết là, ngoại trừ pháo hạm tiên tiến, chiếc tàu "đang thể hiện tốt trong thử nghiệm" và sẽ đưa vào biên chế năm 2021.

Sĩ quan cao cấp hải quân Mỹ cam kết rằng, chiến hạm giữ lại hệ thống các tên lửa quan trọng và những vũ khí khác, có thể có hoặc không có pháo hạm. hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) của chiến hạm có nhiều mô đun giếng phóng, có thể được sử dụng để lắp các loại vũ khí tương lai như tên lửa chống tàu siêu âm hoặc tên lửa mang đầu đạn cassette tấn công bờ biển.

"Chúng tôi xác định rằng tương lai tốt nhất của chiến hạm là tạm thời loại bỏ hệ thống pháo hạm tiên tiến, những vũ khí trang bị khác giữ nguyên", phó đô đốc Merz cho biết.

Pháo hạm cũng không phải là vấn đề duy nhất trong chiến hạm siêu tàng hình. Theo bài viết trên The Drive, do những sửa đổi và tăng cường thiết bị bổ sung trên boong thượng và thân tàu, khả năng tàng hình của chiến hạm không được như thiết kế ban đầu mà xuy giảm rõ rệt do thiết bị được bổ sung thêm được kết gắn lên cấu trúc tàng hình.

Hệ thống trạm nguồn thân tàu, được phát triển để cung cấp nguồn năng lượng cho vũ khí tương lai, hiện đang đối mặt với một số vấn đề nghiêm trọng.

2 khu trục hạm USS Zumwalt và USS Michael Monsoor đều gánh chịu các vấn đề trục trặc về động cơ trạm nguồn tua bin và chân vịt. Những hỏng hóc này dẫn đến thử nghiệm thất bại và chậm triển khai vào hoạt động chính thức.

Mặc dầu vậy, tương tự như F-35B, Hải quân và Lính thủy Đánh bộ Mỹ tin tưởng rằng, chiến hạm vẫn có khả năng chiến đấu cao, có thể trở thành kỳ hạm trong những liên đoàn tầu tấn công chủ lực.

Nhưng rõ ràng với 3 chiến hạm lớp Zumwalt và thay đổi mục đích khai thác sử dụng,vận số của chiến hạm siêu tàng hình này có nguy cơ tương tự số phận trực thăng siêu đắt đỏ tàng hình RAH-66 Comache.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại