“Kim Ji Young, sinh năm 1982” là một tiểu thuyết viễn tưởng của Cho Nam Joo, tác giả chỉ mất 2 tháng để hoàn tất nội dung quyển sách vì bà cho rằng: “Cuộc sống của kim Ji Young không có khác biệt gì nhiều so với cuộc sống của tôi.
Đó là lý do tại sao tôi có thể viết nhanh đến vậy mà không cần chuẩn bị nhiều”. Quyển sách xuất bản lần đầu vào tháng 10/2016.
Sự kiện xuất bản quyển sách “Kim Ji Young, sinh năm 1982” cũng được xem như một trong những sự kiện xã hội quan trọng nhất Hàn Quốc năm 2017.
Quyển sách được dịch sang 16 thứ tiếng, bán được hàng triệu bản trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Năm 2019, đạo diễn Kim Do Young đã chuyển thể cuốn tiểu thuyết thành phim điện ảnh với kịch bản được chấp bút bởi bộ đôi biên kịch Yoo Young Ah và Kim Do Young.
Bìa sách “Kim Ji Young, sinh năm 1982” khi xuất bản tại Việt Nam.
Cốt truyện hoàn toàn không có những tình tiết kịch tính, xoay quanh một người vợ tất bật lo toan nội trợ, chăm con trong khi người chồng vất vả với sự nghiệp bên ngoài.
Vì chồng vì con, cô từ bỏ công việc bản thân đang rất tốt, sau đó mắc bệnh trầm cảm sau sinh từ lúc nào mà cô cũng không biết.
Hiếm có một tác phẩm nào với nội dung và nhân vật rất đỗi bình thường như thế lại gây được tiếng vang lớn, cũng như nhiều tranh cãi như cuốn tiểu thuyết này.
Bởi nó đề cập đến vấn đề nhạy cảm: chủ nghĩa nữ quyền, phản ánh thực trạng nhức nhối của xã hội Hàn Quốc hiện đại, cho thấy những bất công mà phụ nữ phải gánh chịu.
Một số nam thanh niên Hàn Quốc đã xé nát từng quyển tiểu thuyết. Diễn viên Jung Yoo Mi đã phải chịu nhiều chỉ trích khi góp mặt trong phim điện ảnh cùng tên.
Irene, thành viên của nhóm nhạc nữ Red Velvet đã bị một fanboy giận dữ đốt hình ảnh của cô khi tiết lộ bản thân đang đọc “Kim Ji Young, sinh năm 1982”.
Không chỉ Irene, mà RM (nhóm BTS), Seolhyun (nhóm AOA), Suzy... và rất nhiều ngôi sao Hàn Quốc khác phải đối mặt với phản ứng tiêu cực từ công chúng Hàn khi chọn đọc “Kim Ji Young, sinh năm 1982”.
Nữ thần tượng Irene bị một fanboy đốt ảnh khi tiết lộ mình đang đọc quyển sách ủng hộ nữ quyền: “Kim Ji Young, sinh năm 1982”.
Qua cuộc đời của nhân vật chính Kim Ji Young, độc giả thấy được nỗi đau của chính họ, thấy được những rắc rối ở hiện tại và tương lai mà họ có thể trải qua.
Độc giả Soo Jin sinh năm 1990 cũng đã trải qua hoàn cảnh tương tự.
Sau khi tốt nghiệp ngành tài chính, cô chứng kiến nhiều bạn học vì gặp nhiều áp lực trong công việc mà quyết định chuyển sang những ngành nghề dễ dàng cho giới nữ như thư ký hoặc giáo viên.
Trong tiểu thuyết, nữ chính Kim Ji Young là một nhân viên nữ chưa lập gia đình, đã “được” mặc định theo nhóm dự án ra ngoài làm việc, làm một vài việc vặt không quan trọng.
Soo Jin ngoài đời thực gặp khó khăn khi bị đẩy vào công việc tiếp khách trong một buổi tiệc của công ty.
Sau buổi tiệc, cô thuận lợi trở thành nhân viên chính thức, nhưng lúc này cô lại bị choáng ngợp với bầu không khí văn phòng nơi đây.
Trong năm thứ 3 làm việc tại công ty, Soo Jin đã hụt mất vị trí giám đốc đã khiến cô hoàn toàn sụp đổ. Chỉ vì ban quản lý cấp cao tin rằng cô sẽ kết hôn và sinh con bất kỳ lúc nào, cô không được giao những nhiệm vụ quan trọng.
Trong khi những nhân viên cấp bậc thấp hơn lại sợ công việc sẽ bị gián đoạn bất ngờ vì cô nên không muốn chiêu mộ Soo Jin.
Để chứng minh năng lực của bản thân, Soo Jin thậm chí đã đầu tư tất cả thời gian riêng tư cho công việc, dự định kết hôn và con cái bị hoãn lại, nhưng cô vẫn không thể nào có được cơ hội thăng tiến trong công việc.
Cuối cùng, khi đã chán nản cực độ, cô thôi việc và trở về với gia đình. Cả Soo Jin lẫn Kim Ji Young đều không thể thẳng thắn nói với chồng, với gia đình rằng:“Tôi hiện tại rất có thể vì sinh con mà đánh mất thanh xuân, sức khỏe, công việc, các mối quan hệ xã hội, kế hoạch định sẵn của cuộc đời, ước mơ tương lai... cho nên tôi mới cảm thấy bản thân luôn mất mát”.
Ở một nơi áp lực làm việc cao như Hàn Quốc, đối với nữ giới mang thai đồng nghĩa với bỏ việc. Ở Seoul, chi phí thuê người giữ trẻ hàng tháng gần như bằng với thu nhập một tháng của một người làm công ăn lương bình thường.
Đồng thời, số người ở thành thị chiếm 50% dân số Hàn Quốc, cha mẹ già ngàn dặm xa xôi từ quê nhà lên thành phố chăm cháu không phải là truyền thống của đất nước này.
Ngoài ra, việc một cặp vợ chồng cùng ra ngoài làm việc là điều rất khó thực hiện, cần phải có một bên hy sinh. Và người ta thường mặc định đối tượng hy sinh phải là người phụ nữ, bởi họ có thu nhập thấp hơn.
Theo khảo sát của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, chỉ có khoảng 10% vị trí quản lý tại Hàn Quốc hiện do phụ nữ nắm giữ.
Trong tiểu thuyết “Kim Ji Young, sinh năm 1982”, sau khi sinh con, Kim Ji Young đã nghỉ việc, mỗi ngày phải vật lộn với hàng trăm công việc không tên trong nhà, chịu áp lực lớn lên thể xác lẫn tinh thần.
Ở Hàn Quốc, tình trạng như thế được gọi là “khủng hoảng công việc sau sinh”, nghĩa là người phụ nữ rơi vào tình trạng khó khăn trong công việc và các mối quan hệ xã hội.
Theo khảo sát, có khoảng 45% phụ nữ Hàn Quốc sau khi sinh con đã rơi vào tình trạng khó khăn khi phải rời xa công việc, với thời gian nghỉ việc trung bình là 8,4 năm.
Đến khi con cái đã đủ cứng cáp, những người phụ nữ này sẽ khó trở lại công việc ban đầu vì khoảng thời gian bỏ trống đó quá dài.
Hiện nay, cứ 10 mỗi người mẹ Hàn Quốc sẽ có 6 người đang làm công việc mang tính chất không chính thức (bán thời gian, làm tại nhà).
Nhưng dù có nỗ lực đến thế nào, số phận của phụ nữ Hàn Quốc đều như nhau: mất việc không phải vì không đủ năng lực làm việc hay không làm đến nơi đến chốn.
Hết thảy lý lịch của họ trước đây đều bị "phong ấn", chỉ còn lại thân phận một người mẹ, họ trở thành người vô hình trong xã hội.
Kim Ji Young đã rơi vào một môi trường ngột ngạt như thế.
Cuối tiểu thuyết, cô từ trầm cảm sau sinh chuyển thành tâm thần phân liệt nặng, trong Kim Ji Young tồn tại rất nhiều con người khác nhau cùng lúc, có người còn sống, cũng có người đã mất, nhưng điểm chung họ đều là phụ nữ.
Lúc đó, Kim Ji Young chưa đến 40 tuổi.
Tội phá thai sẽ được chính phủ Hàn Quốc bãi bỏ vào năm 2021.
Năm 2018, tỷ lệ sinh con ở Hàn Quốc đã giảm đến 0.98, điều này có nghĩa là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đã quyết định chỉ sinh một con.
Nhiều người không muốn sinh con mà đánh mất tự do cá nhân, nên đã lựa chọn một cách sống mới: không sinh con, không kết hôn, thậm chí việc yêu đương cũng bị cho là không cần thiết.
Nếu tỷ lệ sinh vẫn tiếp tục duy trì ở mức thấp, xã hội Hàn Quốc sẽ bước vào thời kỳ suy giảm dân số sau 5 năm. Mặc dù chính phủ đã đầu tư hơn 100 nghìn tỷ won để khuyến khích khả năng sinh sản, nhưng đã không có hiệu quả.
Với những bế tắc khi trở lại với công việc và những khó khăn sau sinh, nếu không thể giải quyết tốt sẽ dẫn đến trầm cảm sau sinh và nhiều vấn đề đáng tiếc khác.
Đây là nguyên nhân chính mà nhiều phụ nữ xứ kim chi đã không hề có hứng thú, thậm chí là sợ khi nhắc tới việc sinh nở.