Với nhiệm vụ chính là phòng không, “trái tim” của tàu là hệ thống điều phối tác chiến Aegis 7.1 - phiên bản hiện đại nhất của Mỹ cung cấp cho đồng minh. Ảnh: Hải quân Australia.
Hệ thống này điều phối hoạt động của radar mảng pha quét điện tử chủ động AN/SPY-1D(V) với khả năng phát hiện và theo dõi tới 200 mục tiêu cùng lúc ở phạm vi hơn 300km. Ảnh: Hải quân Australia.
Khu trục hạm lớp Hobart có trọng tải 7.000 tấn. Ảnh: Hải quân Australia.
Hỏa lực chính của tàu là các đạn tên lửa SM-3 Block 1A, SM-2 và tên lửa hành trình nằm trong 8 hệ thống phóng thẳng đứng tên lửa MK41 của Mỹ với 48 ống phóng. Ảnh: Hải quân Australia.
Ngoài ra, tàu còn trang bị hải pháo 127mm MK45 Mod4, ống phóng ngư lôi MK32 Mod 9. Ảnh: Hải quân Australia.
Tàu còn mang theo một máy bay trực thăng chống ngầm MH-60R. Ảnh: seaforces.
Mang danh là khu trục hạm tác chiến phòng không, nhưng trên thực tế tàu chiến lớp Hobart được trang bị nhiều loại vũ khí tân tiến có thể phục vụ cho hàng loạt nhiệm vụ khác nhau. Ảnh: seaforces.
Tàu khu trục lớp Hobart có thể làm tốt các nhiệm vụ chống hạm, săn tàu ngầm cũng như đóng vai trò hỗ trợ tấn công và bảo vệ các tàu khác, chẳng hạn như tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Canberra, trước những cuộc tấn công từ máy bay cũng như tên lửa trong phạm vi khoảng 150 km. Ảnh: seaforces.
Chuyên trang Naval Technology dẫn lời các chuyên gia nhận định khả năng đa nhiệm của lớp tàu Hobart vô cùng đáng gờm vì còn có thể tấn công lực lượng triển khai ven biển của đối phương cũng như bảo vệ cơ sở hạ tầng ở bờ biển. Ảnh: Military-Today.
Bên cạnh đó, tàu khu trục lớp Hobart cũng có thể được triển khai thực hiện nhiều sứ mệnh khác như hoạt động thực thi pháp luật, tuần tra bảo đảm tự do hàng hải, hỗ trợ bảo vệ cộng đồng dân cư, thu thập dữ liệu về môi trường, tham gia các chiến dịch cứu hộ và ứng cứu thiên tai. Ảnh: Military-Today.