Không quân Liên Xô và Mỹ: Ai thắng ai trong cuộc chiến tranh Triều Tiên?

Đoàn Phương |

Đối vị ở Triều Tiên trong những năm 1950-1953 là xung đột quân sự lớn đầu tiên trực tiếp giữa các lực lượng vũ trang Liên Xô và Mỹ.

Máy bay ném bom B-29 trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) (Ảnh: Tư liệu)

Máy bay ném bom B-29 trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) (Ảnh: Tư liệu)

Bắt đầu các trận đánh

Không quân Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên (KNDR) không có lợi thế trước không quân Nam Triều, song ưu thế trong lực lượng lục quân đã tạo cơ hội cho người Bắc Triều thiết lập kiểm soát toàn bộ bán đảo.

Quân đội nhân dân Triều Tiên (KNA) đã gần đạt được mục đích này, thì vào mùa thu năm 1950 ở Triều Tiên xuất hiện hạn ngạch lớn quân đội Mỹ và đã có bước ngoặt trong diễn biến của cuộc chiến. Lúc này KNDR có nguy cơ bị đánh tan hoàn toàn – cuối tháng 10/1950 quân đội Mỹ đã kiểm soát 90% lãnh thổ Triều Tiên.

Ngày 25/10/1950 Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (NOAK) dưới dạng “quân tình nguyện nhân dân Trung Hoa” (KND) đã tham chiến. Và, đến lượt mình, nó đã mang đến bước ngoặt tạm thời cho tình hình. KNA và KND bắt đầu phản công, đẩy người Mỹ và người Nam Triều về phía Nam vĩ tuyến 38, giành lại Seul. Máy bay của quân khu Viễn Đông Liên Xô được tung vào Bắc Triều Tiên để yểm trợ trên không cho việc di chuyển quân của KND.

Ngay ngày 1/11/1950 6 máy bay tiêm kích phản lực MiG-15 đầu tiên của Liên Xô đã tấn công 6 máy bay tiêm kích trang bị pittông R-51 của Mỹ đang tuần tra dọc sông Áp Lục - biên giới giữa Trung Quốc và Triều tiên. Vì lực lượng chênh lệch rõ ràng nên các “Mustang” rút khỏi trận đánh. Lúc này người Mỹ không thể thực hiện các cuộc tấn công “tự do” như trước: trên bầu trời Triều Tiên đã xuất hiện các máy bay phản lực của Liên Xô.

Ngày 8/11/1950 70 chiếc “pháo đài bay” B-29 nhận nhiệm vụ phá huỷ cây cầu bắc qua Yalutszian ở Sinyidzhu- trục giao thông chính, theo con đường đó KND tiến hành bổ xung quân viện binh và cung cấp cho Triều Tiên.

Yểm trợ cho chúng là một số “Mustang” và tiêm kích phản lực F-80. Những chiếc MiG của Liên Xô bay lên đón đầu chúng. Máy bay Mỹ đã hoàn thành nhiệm vụ của mình nhờ đánh lạc hướng: chúng đã quần nhau với máy bay Liên Xô, trong khi các “pháo đài bay” ném bom phá huỷ cầu. Một chiếc MiG bị bắn rơi, song người Mỹ cũng mất một “pháo đài bay”. Cây cầu bị hư hại, nhưng không bị phá huỷ.

Từ thời điểm đó các trận đánh của tiêm kích phản lực Liên Xô và Mỹ trên bầu trời Triều Tiên trở nên thường xuyên hơn. Ngày 14/11/1950, Stalin ra chỉ thị mật thành lập quân đoàn máy bay tiêm kích (IAK) độc lập 64 ở Mãn Châu, dưới sự chỉ huy của thiếu tướng không quân Ivan Vaxilievich Belov (khác với Ivan Mikhalovich Belov, cũng là tướng không quân thời gian đó). IAK được trang bị MiG-15, đóng căn cứ ở sân bay An Đông trên lãnh thổ Trung Quốc, gần biên giới với Triều tiên.

Khả năng kỹ thuật của các bên

MiG -15 có ưu thế về tốc độ, tính cơ động và trang bị so với tiêm kích phản lực F-80 và F-84 của Mỹ. Máy bay tiêm kích tương đương với MiG- 15 là F-86 “Saber”. Những chiếc máy bay loại này lần đầu tiên xuất hiện trên bầu trời Triều tiên vào tháng 12/1950 và ngay lập tức cho thấy sự vượt trội của mình. Ngày 17/12/1950 F-86 đã bắn rơi 1 trong 4 chiếc MiG của Liên Xô, khi phi công của chúng quyết định tấn công 2 chiếc “Saber”, tưởng nhầm chúng cũng như F-80 bình thường khác. Sau đó, 3 chiếc MiG còn lại đã rút lui.

Không quân Liên Xô và Mỹ: Ai thắng ai trong cuộc chiến tranh Triều Tiên?  - Ảnh 1.

Những chiếc MiG-15 của không quân Liên Xô vốn được đánh giá không cao đã bắn hạ rất nhiều máy bay hiện đại của Mỹ

Vũ khí của MiG mạnh hơn của “Saber”, tuy nhiên tiêm kích mới của Mỹ có chất lượng khí động học tốt hơn đáng kể. Không phải chỉ điều đó mới đảm bảo cho nó có ưu thế trong trận đánh. Kỹ thuật của Liên Xô có đôi chút lạc hậu. Các phi công Liên Xô ngắm bắn, xác định tốc độ và tầm xa của mục tiêu bằng mắt thường, trong khi “Saber’ được trang bị máy đo khoảng cách vô tuyến, tự động điều chỉnh kính ngắm.

Phi công Mỹ được trang bị bộ quần áo điều hoà theo độ cao, trong khi phi công Liên Xô chỉ có mặt nạ dưỡng khí đơn giản. Cho nên, trong khi lấy độ cao, bổ nhào hay các cơ động khác, phi công Liên Xô phải chịu sức nặng lên cơ thể lớn hơn rất nhiều so với kẻ thù.

“Khác với người Mỹ, phi công Liên Xô không có điều kiện sinh hoạt phù hợp” - nhà sử học Alecxandr Semionovich Orlov, người từng làm cố vấn cho Kim Nhật Thành trong cuộc chiến tranh này, thừa nhận. Như mọi khi, những chiến sĩ Xô Viết đã bù đắp sự lạc hậu kỹ thuật của “một chế độ xã hội tiên tiến nhất” bằng sức chịu đựng cá nhân và chủ nghĩa anh hùng.

Hai phía đã không đạt được mục đích tấn công của mình

Nhiệm vụ chiến lược chính của không quân Mỹ là tiêu diệt các mục tiêu quân sự của KNDR và hệ thống giao thông kết nối Trung Quốc với Bắc Triều. Nhiệm vụ của không quân Liên Xô chỉ đơn thuần là phòng thủ- cản trở các cuộc tấn công này. Nó được dễ dàng hơn bởi các căn cứ của IAK 64 nằm trên lãnh thổ Trung Quốc. Quân đội Mỹ hoạt động dưới cờ Liên Hiệp Quốc không thể tấn công chúng.

Ngoài ra, bán kính và thời gian hoạt động của “Saber”, có căn cứ ở các sân bay Nam Triều tiên (mùa hè năm 1951 tuyến mặt trận được ổn định ở khu vực vĩ tuyến 38), không cho phép chúng ở trong khu vực Sinyidzhu thời gian lâu dài. MiG không bị cản trở khi lấy độ cao trên đất Trung Quốc, khi bổ nhào đã trên bầu trời Triều Tiên và tấn công người Mỹ. Việc cung cấp cho KND diễn ra thuận lợi.

Tuy nhiên, ý định yểm trợ trực tiếp cho KND và các đơn vị lục quân của KNDR bằng các máy bay tiêm kích của Liên Xô và bằng cách đó đảm bảo chiếm bán đảo Triều tiên, đã kết thúc thất bại. Mùa xuân năm 1951 bắt đầu việc xây dựng các sân bay ở Bắc Triều Tiên, dự định chuyển một phần lực lượng của IAK 64 về đấy. Người Mỹ đã dùng lực lượng không quân chủ lực của mình đánh vào các mục tiêu này và các kế hoạch của Liên Xô bị phá vỡ. Người Mỹ đã làm “gián đoạn việc xây dựng sân bay và buộc họ phải sẵn sàng tiếp nhận máy bay”, A.S Orlov thừa nhận.

Hoà nhau cả trong cuộc chiến trên bộ

Theo tài liệu của Bộ tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Liên xô, trong suốt thời gian chiến tranh ở Triều Tiên, Liên Xô đã tổn thất 335 máy bay chiến đấu, bắn rơi 1.097 máy bay Mỹ chỉ trong các cuộc không chiến (tính cả máy bay tiêm kích lẫn máy bay ném bom).

Người Mỹ thừa nhận tốn thất 1.041 máy bay ở Triều Tiên, bao gồm cả do trận đánh trên không, cả do pháo phòng không mặt đất. Trong đó họ có nêu 792 tiêm kích Liên Xô bị bắn rơi, còn họ mất 750 tiêm kích trong các trận không chiến với máy bay Liên Xô.

Theo tài liệu của vị chỉ huy cuối cùng của IAK 64, trung tướng không quân Sidor Sliusarev, tương quan tổn thất lúc đầu thuận lợi tuyệt đối với không quân Liên Xô. Cứ mỗi năm tương quan đó lại cân bằng dần.

Nếu trong năm 1950-1951 tỷ lệ là 1:7,9 (có nghĩa Liên Xô bị bắn hạ 1 máy bay, Mỹ mất gần 8 chiếc), thì năm 1952 là 1:2,2 còn trong năm 1953 đã là 1:1,9.

Có thể cho rằng việc tiếp tục chiến tranh ở Triều Tiên sẽ dẫn tới việc: giá của tổn thất của Liên Xô tiếp tục tăng.

Không quân Liên xô đã không thể yểm trợ cho KND và KNA trên chiến trường, và sự thống trị trên không trên toàn tuyến mặt trận và hậu phương gần nhất của Bắc Triều Tiên thuộc về không quân Mỹ. Nhưng, nhờ các hoạt động của mình từ lãnh thổ Trung Quốc bất khả xâm phạm, IAK 64 đã thực hiện thắng lợi việc yểm hộ tuyến đường giao thông giữa Trung Quốc và Triều Tiên. 

Nhiệm vụ này được hoàn thành trong các điều kiện không quân đối thủ trội hơn về số lượng, dù tài liệu chính xác về số lượng máy bay trong trang bị của IAK 64 không có.

Theo Russian7


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại