Phân họ hổ răng kiếm đã thống trị thế giới hơn 10 triệu năm và là loài săn mồi hàng đầu trên năm lục địa. Các loài thuộc chi Panthera ở thời điểm này đã phải khuất phục trước sự thống trị mạnh mẽ của hổ răng kiếm, chúng đóng vai trò là những kẻ săn mồi bậc dưới so với hổ răng kiếm và phải tránh sự cạnh tranh trực tiếp với chúng.
Tuy nhiên, theo thời gian và sự tiến hóa, để có được không gian sống rộng hơn, các loài thuộc chi Panthera bắt đầu cạnh tranh trực tiếp với phân họ hổ răng kiếm hết lần này đến lần khác, và báo đốm chính là kẻ tiên phong trong cuộc chiến này, chúng đã làm lung lay quyền bá chủ của phân họ hổ răng kiếm.
Tiến sĩ Jiang Zuoqigao, người tốt nghiệp Viện Cổ sinh vật học và Cổ sinh vật có xương sống thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc, đã nghiên cứu về báo đốm trong nhiều năm. Ông phát hiện ra rằng mặc dù báo đốm ngày nay chủ yếu sống ở Mỹ Latinh, nhưng tổ tiên của chúng đã từng thành phân bố trải dài khắp năm châu lục, và triều đại của loài báo đốm đã từng kéo dài 2 triệu năm.
Triều đại này bắt nguồn từ đâu, tại sao lại hưng thịnh, và tại sao lại suy tàn?
Panthera gombaszoegensis (Báo đốm Châu Âu) đã sinh sống ở Châu Âu khoảng 1,5 triệu năm trước, và là loài Panthera được biết đến sớm nhất từ Châu Âu. Hóa thạch đầu tiên được biết đến từ địa điểm Olivola ở Ý và theo từ đồng nghĩa Panthera toscana từ các địa phương khác Ý. Sau đó, các mẫu vật đã được tìm thấy ở Anh, Đức, Tây Ban Nha, Pháp và Hà Lan
Mặc dù loài báo đốm hiện nay sống ở Châu Mỹ Latinh, nhưng nguồn gốc ban đầu của chúng lại ở Châu Phi.
Loài báo đốm ban đầu, được đặt tên là Panthera gombaszogensis. Hóa thạch sớm nhất của nó được tìm thấy ở Nam Phi, có niên đại 1,9 triệu năm trước.
Khí hậu mát mẻ hơn trong Pleistocen sớm đã tạo ra nhiều đồng cỏ thông thoáng hơn và mở ra các kênh di cư của động vật. Và loài báo đốm Gambazog đã nhân cơ hội này để di cư, chúng tiến dần về phương bắc và đây cũng là lần đầu tiên loài báo bước ra khỏi Châu Phi - khoảng 1,8 triệu năm trước và xuất hiện ở Tây Á cũng như Nam Âu, thành lập "triều đại báo đốm" trải dài ba lục địa Á, Âu và Phi .
Báo đốm Gambazog lớn hơn một chút so với báo đốm hiện đại, chúng nặng từ 80 đến 120 kg, trong khi báo đốm hiện đại nặng từ 50 đến 100 kg.
Dù vậy, khi vào Châu Âu, thử thách đầu tiên mà chúng gặp phải chính là phân họ hổ răng kiếm.
Phân họ của hổ răng kiếm thống trị Châu Âu lúc bấy giờ là: Homotherium, nặng 100 đến 200 kg, và Megatereon nặng 80 đến 140 kg, thức ăn chủ yếu của chúng là các loài động vật ăn cỏ lớn.
Do đó, khi bắt đầu tiến vào Châu Âu, bào đốm Gambazog đã hoạt động với vai trò là những kẻ săn mồi thứ cấp, chúng lựa chọn con mồi là những loài động vật móng guốc nhỏ hơn con mồi của 2 loài kể trên, như hươu và ngựa nhỏ, do đó, chúng đã tránh được sự cạnh tranh trực tiếp với phân họ hổ răng kiếm ở thời kỳ đầu.
Chiến lược sinh thái khôn ngoan này đã giúp cho loài báo đốm Gombazog trở thành loài mèo lớn phổ biến nhất ở Châu Âu vào đầu kỷ Pleistocen.
Tiếp theo, báo đốm Gambazog tiếp tục mở rộng phân bố về phía đông của Châu Âu và Tây Á. Nghiên cứu gần đây của Tiến sĩ Jiang Zuo về các hóa thạch ở Nam Á cho thấy báo đốm Gambazog đã đến Nam Á khoảng 1,4 triệu năm trước. Theo đó, chúng đã trở thành loài báo phổ biến nhất trong thời kỳ này.
Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có bằng chứng về sự xuất hiện của loài báo này ở Đông Á. Theo những hồ sơ hóa thạch chưa hoàn chỉnh về cổ sinh vật học ở Đông Á, loài báo đốm này đã không thành công trong việc tiến vào Đông Á, thay vào đó, chúng chỉ phân bố ở các vùng ven của Đông Á.
Báo đốm có thể tiến vào Châu Âu thành công là do ở thời điểm đó Châu Âu vẫn chưa có loài báo nào xuất hiện, còn ở Đông Á, thời điểm đó là lúc mà loài Panthera palaeosinensis (hổ Trung Quốc cổ đại) trỗi dậy mạnh mẽ nên chúng không có cơ hội để cạnh tranh.
Kể từ đầu thế kỷ Pleistocen, loài hổ cổ đại của Trung Quốc đã xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc, chẳng hạn như Mianchi ở Hà Nam và Longdan ở Cam Túc. Kích thước cơ thể của nó nhỏ hơn đáng kể so với hổ hiện đại, nhưng tương tự như báo đốm. Nói chung, rất khó để các loài Panthera có kích thước tương tự cùng tồn tại trong môi trường sống của chúng.
Sự bành trướng của báo đốm Gambazog ở Đông Á đã bị chặn lại, vì vậy nó đã bỏ qua Đông Á, đi qua Bắc Á và tiến vào Bắc Mỹ qua Cầu Bering Land vào cuối Thế Pleistocen sớm (cách đây 850.000 năm). Trong quá trình này, chúng đã dần tiến hóa thành loài báo đốm mới có tên Panthera onca augusta.
Sự xuất hiện của báo đốm ở Bắc Mỹ đến rất đúng lúc. Bởi trước đó không lâu, Bắc Mỹ vừa trải qua một sự kiện tuyệt chủng, và loài Xenosmilus - loài từng thống trị Bắc Mỹ trong một thời gian dài và nặng 200 kg đã tuyệt chủng. Trong khi đó những loài khác thuộc phân họ hổ răng kiếm thì chưa kịp phát triển để thay thế vị trí của Xenosmilus, loài mạnh nhất trong phân họ hổ răng kiếm ở Bắc Mỹ thời kỳ này là Smilodon gracilis, chúng chỉ nặng từ 70 đến 100 kg.
Báo đốm Augusta nặng từ 100 đến 140 kg, trọng lượng và thể hình của chúng đã vượt qua tổ tiên của chúng là loài báo đốm Gambazog. Và hiển nhiên chúng cũng vượt qua cả phân họ hổ răng kiếm về thể chất, trở thành loài thú họ mèo mạnh nhất ở Bắc Mỹ vào thời điểm đó, và lần đầu tiên đạt đến đỉnh cao của sức mạnh của loài mèo.
Trước và sau kỷ Pleistocen giữa, báo đốm Augusta đã xâm nhập vào Nam Mỹ và phát triển thành loài báo đốm hiện đại Panthera onca onca, trở thành chủ nhân của Amazon. Cho đến nay, dấu chân của loài báo đốm đã đi khắp năm châu, và vương triều của chúng đã bước vào thời kỳ hoàng kim.
Cũng như sự phát triển của vương triều báo đốm, thì sự phát triển và tiến hóa của các loài sau đó là điều không thể tránh khỏi, và đó chính là thế hệ trẻ của nó, những chú sư tử.
Từ cây tiến hóa, báo đốm, sư tử và báo hoa mai đều thuộc chi mèo lớn Châu Phi, nhưng sự phân hóa của báo đốm sớm hơn sư tử và báo hoa mai, sư tử và báo hoa mai được ví như "cháu ruột" của báo đốm.
Trong sinh học tồn tại một quy luật, những loài có quan hệ họ hàng gần nhau thường có tập quán sinh thái giống nhau, khi xuất hiện trên cùng một khu vực thì chắc chắn giữ chúng sẽ xảy ra hiện tượng cạnh tranh sinh tử. Sư tử là loài xuất hiện sau, chúng tiến hóa từ nhánh mèo lớn Châu Phi, trở thành loài thay thế và hạ bệ vương triều của loài báo đốm.
Cùng thời với hóa thạch báo đốm hiện đại sớm nhất, loài sư tử đầu tiên cũng xuất hiện ở Tanzania, lúc đó sư tử đã đạt đến kích thước của sư tử hiện đại, chúng đã vượt trội hơn báo đốm về kích thước lúc mới xuất hiện. Sau đó, báo đốm biến mất ở Châu Phi, và sư tử tiếp tục thống trị Châu Phi cho đến ngày nay.
Khoảng 600.000-800.000 năm trước, sư tử cũng lên đường từ Châu Phi và bắt đầu hành trình chinh phục thế giới. Chúng sớm xuất hiện ở phía bắc Á-Âu và tiến hóa thành sư tử hang động, Panthera spelaea. Giống loài này lớn hơn sư tử hiện đại, nặng 300 đến 400 kg, và có thể là loài mèo lớn nhất trong lịch sử. Sau khi sư tử xâm nhập vào Âu-Á, nó sớm trở thành loài báo phổ biến nhất ở phía bắc Á-Âu, trong khi đó, báo đốm Gombazog dần suy tàn và biến mất khỏi Cựu thế giới khoảng 300.000 đến 400.000 năm trước.
Giỏi di cư dường như là một truyền thống gia đình ở dòng mèo lớn Châu Phi, một khả năng mà loài sư tử được thừa hưởng từ báo đốm. Vào cuối thế kỷ Pleistocen giữa, khoảng 200.000 đến 300.000 năm trước, sư tử hang động đến Bắc Mỹ qua Cầu Bering Land và tiến hóa thành Panthera atrox, chúng đã thay thế báo đốm Augusta và trở thành loài mèo lớn thuộc chi Panthera số một ở Bắc Mỹ.
Nếu nhìn vào lịch sử của sư tử và báo đốm, chúng ta sẽ thấy rằng lộ trình di cư của hai loài này rất giống nhau. Cả hai đều có nguồn gốc từ Châu Phi và di cư đến Á-Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Báo đốm luôn là kẻ di cư trước, trong khi sư tử lại là kẻ đi sau và chúng luôn đi theo con đường tương tự đến lãnh thổ của báo đốm. Là "con cháu" của báo đốm, nhưng sư tử lại sở hữu thể hình to lớn hơn và những đặc điểm thích nghi thuận lợi hơn, chúng luôn săn đuổi và giết hại báo đốm ở những nơi chúng đi qua để giành lấy vị trí kẻ đứng đầu.
Đến cuối thế Pleistocen, vương triều sư tử bước vào thời kỳ hoàng kim và thành lập một đế chế vĩ đại trải dài khắp năm châu lục, trong khi lãnh thổ của vương triều báo đốm đã bị thu hẹp lại rất nhiều, chỉ còn lại lục địa Châu Mỹ.