Đó chính là khí methane (mê-tan).
Ấm lên toàn cầu đang trở thành nỗi ám ảnh cũng như lo ngại không hề nhỏ đối với toàn nhân loại.
Theo các nhà khoa học, khí methane và các khí nhà kính bị mắc kẹt ở bên dưới các tầng băng có thể được giải phóng vào bầu khí quyển với số lượng lớn. Điều này sẽ gây hại cho bầu khí quyển và thúc đẩy quá trình biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn.
Việc làm tan chảy lớp băng vĩnh cửu tại những nơi giống như vùng đồng bằng ven biển Bắc Alaska hay các lưu vực sông lớn của Siberia giúp thu được một lượng lớn khí tự nhiên như methane – một loại khí có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp và nhiều lĩnh vực.
Đây là loại khí độc, gây hiệu ứng nhà kính, trung bình cứ 100 năm, mỗi kg mêtan làm ấm Trái Đất gấp 25 lần 1 kg CO2.
Cụ thể, một lượng phát thải ngầm có thể bùng phát là do kết quả băng tan ở các vùng lãnh nguyên lạnh giá. Những hoạt động khai thác vô tình làm tan lớp băng này, dẫn đến hiểm họa bùng phát khí thải đáng ngờ cho Trái Đất.
Khí tự nhiên phun trào khi con người tác động mạnh, làm phá vỡ bề mặt băng.
Một minh chứng cụ thể là nghiên cứu mới về đồng bằng ven sông Mackenzie ở Canada với diện tích khoảng 10.000 km2. Nghiên cứu chỉ ra, lượng khí thải chiếm 17% tổng lượng phát thải từ đất dù diện tích băng tan chỉ chiếm khoảng 1% diện tích.
Giáo sư Torsten Sachs tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Địa chất ở Potsdam (Đức) cho biết: "Chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi phát hiện thấy nguồn phát thải mạnh mẽ bên dưới bề mặt băng. Điều này có nghĩa là một khu vực băng rất nhỏ cũng có thể tạo ra lượng lớn khí thải".
Trái Đất sẽ ấm lên nhanh hơn nếu lượng khí khổng lồ này thoát ra ngoài.
Việc quá tập trung vào sản xuất khí methane sinh học bên dưới những lớp băng có thể gây ra những hậu quả đáng ngờ.
Phá vỡ và tạo ra những lỗ hổng sâu dưới bề mặt băng có thể vô tình "vẽ đường" cho nguồn phát thải trỗi dậy và tìm thấy đường thoát khỏi.
Nguồn khí nhà kính khổng lồ có thể thức giấc dưới tác động khai thác mạnh mẽ của con người.
Giáo sư Sachs nhận định, ông và các cộng sự nghiên cứu trong khu vực đã bị đóng băng vĩnh cửu trong một thời gian dài. Do đó, những đợt rò rỉ "khổng lồ" như vậy có lẽ đã xảy ra trước khi con người bắt đầu nhận thấy xu hướng ấm lên toàn cầu.
Trước đó, giáo sư Stephen Hawking cảnh báo, nhiệt độ tăng cao có thể khiến nồng độ thủy ngân gia tăng trong không khí và Trái đất có nguy cơ chạm ngưỡng 250 độ C, trở thành hành tinh "nóng bỏng" như sao Kim.
Mặc dù chưa đưa ra kết luận cụ thể, nhưng các nhà khoa học vẫn lo ngại nguồn khí nhà kính khổng lồ bên dưới các tầng đất đóng băng vĩnh cửu có thể gây nguy hại cho bầu khí quyển và thúc đẩy quá trình ấm lên toàn cầu diễn ra nhanh hơn.
Ảnh/ Nguồn: Independent