Khoa học lần đầu tiên phát hiện muỗi đực cũng thích hút máu, thế nhưng hậu quả lại vô cùng khôn lường

ĐỨC KHƯƠNG |

Thông thường chúng ta biết rằng muỗi cái hút máu, muỗi đực không hút máu, muỗi đực chỉ có thể hút những thứ ngọt, chẳng hạn như nước đường, thế nhưng điều này có vẻ không còn đúng nữa.

Cách đây 5 năm, các nhà nghiên cứu đã tình cờ phát hiện ra rằng: một con muỗi đực thông thường cũng có thể hút máu, nhưng sau khi hút máu, chúng phải trả một cái giá vô cùng đau đớn.

Muỗi có thể lây nhiễm nhiều bệnh, chẳng hạn như sốt xuất huyết và sốt vàng da. Mỗi năm, số người chết vì các bệnh truyền nhiễm do muỗi mang theo nhiều còn hơn cả số người chết do chiến tranh, khủng bố và các bệnh khác cộng lại. Chỉ riêng bệnh sốt rét do muỗi truyền đã gây ra gần 630.000 ca tử vong hàng năm và có thể nói, loài muỗi là kẻ giết người lớn nhất thế giới.

Nói chung, sau khi giao phối, muỗi cái phải hút máu ít nhất một lần để đẻ trứng. Vì nếu không có protein trong máu, trứng muỗi sẽ không thể phát triển, một con muỗi cái "mang thai" chắc chắn sẽ phải chích cho bạn vài vết. Tuy nhiên, khi muỗi cái không thể hút máu thì chúng còn có thể sử dụng loại thức ăn khác để bổ sung năng lượng như muỗi đực.

Từ lâu, các nhà sinh vật học cho rằng muỗi đực chỉ hút những thứ ngọt, chẳng hạn như nước đường, mật hoa hay hoa quả và không hút máu, vì chúng không có động cơ hút máu.

Nhưng vào năm 2016, Walter Soares Leal, Giáo sư Côn trùng học tại Đại học California, Davis và đồng nghiệp Mahmood R. Nikbakhtzadeh, Buss K. Garrison đã tình cờ phát hiện ra rằng muỗi đực cũng hút máu, nhưng sau khi hút máu xong chúng sẽ phải đối mặt với những hậu quả khôn lường.

Qua hàng loạt thí nghiệm, họ phát hiện ra rằng muỗi đực Zika và muỗi đực Tây sông Nile (Culex quinquefasciatus) có thể hút máu, và đây là cũng là lần đầu tiên giới khoa học phát hiện ra điều kỳ lạ này.

Khoa học lần đầu tiên phát hiện muỗi đực cũng thích hút máu, thế nhưng hậu quả lại vô cùng khôn lường - Ảnh 1.

Từ những hình ảnh do các nhà nghiên cứu cung cấp, chúng ta có thể thấy những con muỗi đực đang vui vẻ nhấm nháp những cục bông được tẩm máu. Mặc dù miếng bông vẫn được phủ một lớp parafin mỏng như một vật cản nhưng những con muỗi đực vẫn không vì thế mà nản lòng.

Khoa học lần đầu tiên phát hiện muỗi đực cũng thích hút máu, thế nhưng hậu quả lại vô cùng khôn lường - Ảnh 2.

Để xem liệu muỗi đực thích máu hơn hay thích nước đường hơn, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một thiết bị như hình dưới đây.

Khoa học lần đầu tiên phát hiện muỗi đực cũng thích hút máu, thế nhưng hậu quả lại vô cùng khôn lường - Ảnh 3.

Nước đường và máu được đặt ở hai bên lồng muỗi, muỗi đực có thể tự do lựa chọn nơi chúng muốn hút. Sau đó, các nhà nghiên cứu ghi lại số lượng những con muỗi đực hút máu và hút nước đường.

Kết quả là không có sự khác biệt quá nhiều về số lượng muỗi đực hút máu và nước đường. Trong vòng 30 phút, sẽ có khoảng 20 đến 40% muỗi đực hút máu. Nói cách khác, đối với muỗi đực, máu và nước đường đều được chúng xem là thức ăn. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc muỗi đực giao phối hay không không ảnh hưởng đến việc chúng thích uống máu hay không.

Khoa học lần đầu tiên phát hiện muỗi đực cũng thích hút máu, thế nhưng hậu quả lại vô cùng khôn lường - Ảnh 4.

Tuy nhiên kết quả thử nghiệm cho thấy rằng muỗi đực chỉ uống nước đường có thể sống tới 40 ngày, trong khi đó, muỗi đực chỉ hút máu thường không thể sống đến ngày thứ năm, và tác dụng của máu đối với chúng chỉ giống như uống nước trắng mà thôi.

Tất nhiên, điều này không phải là do uống máu khiến cho muỗi đực bị suy dinh dưỡng. Trên thực tế, những con muỗi đực có thể hút cả máu và nước đường cũng có tuổi thọ ngắn hơn những con chỉ uống nước đường rất nhiều.

Sau đó các nhà nghiên cứu tiến hành thêm một thử nghiệm nữa, đó là cho muỗi hút dung dịch "trà sữa" pha đường và máu. Kết quả cho thấy, hàm lượng máu trong dung dịch càng cao thì muỗi đực sẽ càng nhanh chết. Tuổi thọ trung bình của một con muỗi đực uống "trà sữa" với 10% đường và 40% máu sẽ là 3,1 ngày. Trong khi chỉ uống nước đường tinh khiết không lẫn máu, tuổi thọ của muỗi đực có thể lên đến hơn 1 tháng.

Khoa học lần đầu tiên phát hiện muỗi đực cũng thích hút máu, thế nhưng hậu quả lại vô cùng khôn lường - Ảnh 5.

So với muỗi cái, những con muỗi đực này có cảm giác thèm ăn ít hơn rất nhiều. Để nghiên cứu xem muỗi đực đã uống bao nhiêu máu, các nhà nghiên cứu đã thu thập máu từ bụng của con muỗi đực. Kết quả cho thấy muỗi đực sống trong môi trường không có muỗi cái, trung bình chúng chỉ uống được 0,5 microlit máu, độ thèm ăn chỉ bằng khoảng 10% muỗi cái.

Ngoài ra, vòi của muỗi đực quá ngắn để có thể đưa vào cơ thể bạn và sẽ không gây tổn hại về thể chất cho bạn.

Khoa học lần đầu tiên phát hiện muỗi đực cũng thích hút máu, thế nhưng hậu quả lại vô cùng khôn lường - Ảnh 6.

Vậy, tại sao muỗi đực chết đột ngột sau khi hút máu, còn muỗi cái thì không? Trên thực tế, máu của động vật có xương sống là chất độc đối với côn trùng.

Vào năm 2018, William E. Bradshaw, một nhà sinh vật học tại Đại học Oregon và các đồng nghiệp trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí "Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America" đã giới thiệu, nếu chẳng may hút máu 40 độ C, muỗi sẽ đau đớn vì sốc nhiệt (heat shock) và nguy hiểm đến tính mạng.

Thứ hai, các tế bào hồng cầu trong máu của động vật có xương sống sẽ giải phóng ra hemoglobin độc hại sau khi chúng bị phân hủy.

Thế nhưng thành trong của ruột loài muỗi lại có một lớp màng bảo vệ phúc mạc (Peritrophic matrix) giúp cho chúng có kỹ năng đặc biệt có thể ngăn chặn hemoglobin, sắt và phân giải độc tính của hemoglobin, nhưng các loài côn trùng khác thì không. Do đó, nếu không có phần cứng đặc biệt này, việc hút máu không khác gì tự sát đối với loài muỗi.

Khoa học lần đầu tiên phát hiện muỗi đực cũng thích hút máu, thế nhưng hậu quả lại vô cùng khôn lường - Ảnh 7.

Đối với sự khác biệt về khả năng hút máu giữa muỗi Culex đực và cái, Leal và các đồng nghiệp suy đoán rằng điều này có thể là do thiếu enzym tiêu hóa máu ở muỗi đực, chẳng hạn như adenosine deaminase (ADA) .

Mặc dù không thể tiêu hóa máu và thiếu "thiết bị" để hút máu, muỗi đực vẫn cảm thấy máu của động vật có xương sống rất ngọt và ngon, điều này thật đáng ngạc nhiên. Các nhà nghiên cứu này tin rằng muỗi đực có các cơ quan thụ cảm tìm kiếm "thức ăn" giống như muỗi cái.

Khoa học lần đầu tiên phát hiện muỗi đực cũng thích hút máu, thế nhưng hậu quả lại vô cùng khôn lường - Ảnh 8.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại