Hỏi nhanh: Có hay không chuyện một số bác sĩ ngoại khoa khi làm phẫu thuật phải mặc trang phục "đặc biệt" và loại bỏ đồ lót?
Đáp gọn: Trên trang Sohu, bác sĩ ngoại khoa Tăng Duy Cân, công tác tại bệnh viện Triều Dương (Bắc Kinh, Trung Quốc) đã chia sẻ một thói quen "khó nói" của các bác sĩ trong phòng mổ mà vô cùng ít người biết đến.
Bác sĩ Tăng chia sẻ, mình và các đồng nghiệp nam trong bệnh viện đều có thói quen cởi bỏ đồ lót cá nhân trước khi bắt đầu quá trình phẫu thuật.
Theo quy định của bệnh viện, những người bước vào phòng mổ bắt buộc phải mặc trang phục phẫu thuật ngắn tay, khoác áo choàng (thường không có khả năng chống nước), đội mũ, đeo khẩu trang... và sát trùng đầy đủ các bước nhưng đồ lót thì có thể mặc hoặc không.
Các bước chuẩn bị trang phục vào phòng mổ. Ảnh: Sohu
Theo bác sĩ Tăng, lý do các bác sĩ tự nguyện loại bỏ đồ lót của mình là bởi trong quá trình làm thủ thuật, bệnh nhân có thể chảy máu, cần phải rửa vết thương hay khi thực hiện mổ đẻ còn có nước ối của em bé... nên về cơ bản sẽ có nhiều loại dịch chảy ra mà chiều cao bàn mổ thường cao ngang thắt lưng người nên máu và dịch cơ thể bệnh nhân sẽ chảy dọc theo quần áo, thấm ướt quần áo bên trong của các bác sĩ.
Dù có cẩn thận và kỹ lưỡng đến đâu, bác sĩ vẫn cũng có thể bị ướt đồ. Cảm giác đó thật sự sẽ không dễ chịu và gây ra nhiều bất tiện trong quá trình thực hiện ca phẫu thuật.
Đặc biệt là khi bệnh nhân chảy nhiều máu, cần phải cấp cứu gấp, sẽ chẳng có bác sĩ nào còn có thời gian để quan tâm đến việc quần áo mình có ướt hay không, việc cấp cứu phải được ưu tiên hàng đầu.
Mặt khác, đối với các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, các bác sĩ sẽ có nguy cơ lây nhiễm nên hầu hết những gì mặc trên người lúc phẫu thuật đều phải được thay mới. Việc thay mới đồ lót liên tục mỗi ngày như vậy sẽ vô cùng tốn kém nên họ thường quyết định không sử dụng nữa.
Tóm lại, việc bác sĩ không được mặc nội y trong phòng mổ thực sự là một "nỗi khổ khó nói"!
Bài viết tham khảo từ Sohu