Có rất nhiều bậc phụ huynh đang đau đầu vì con trẻ ngày càng hay cãi lời, mẹ nói một con đáp lại 10. Họ không hiểu, tại sao càng lớn lên con lại thay đổi như vậy.
Kỳ thực, nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển của bé, khi não bộ của trẻ dần dần hoàn thiện trẻ ý thức độc lập về cái tôi, lúc đó trẻ có những lý luận riêng, muốn biểu đạt những suy nghĩ của mình. Do đó việc cãi lại bố mẹ là điều khó tránh khỏi.
Đây là một hiện tượng bình thường xuất hiện trong quá trình trưởng thành của mọi đứa trẻ.
Khi chúng ta phát hiện trẻ hay cãi lại, chúng ta không nên vội vàng phủ nhận những lý lẽ của trẻ, càng không được sử dụng bạo lực, phải lắng nghe sau đó dẫn dắt, tránh việc làm tổn thương tâm lý cho trẻ.
Dưới đây là những tuyệt chiêu để cha mẹ dạy dỗ khi trẻ thích cãi lại:
Khích lệ trẻ nói hết những điều mình đang nghĩ!
Cha mẹ cần phải hiểu tâm lý của con. (Ảnh minh họa)
Khi trẻ cãi lại sẽ đưa ra rất nhiều lý lẽ, chúng ta lớn tiếng quát mắng sẽ chặt đứt lối thoát dòng cảm xúc Catharsis của trẻ. Từ biểu hiện bề ngoài, có lẽ do trẻ yếu thế nên tỏ vẻ phục tùng, nhưng trong tâm có thể vẫn rất ấm ức, bắt đầu tránh xa cha mẹ.
Phụ huynh nên nhẫn nại, lắng nghe lời con trẻ, khích lệ trẻ nói hết những điều mà con đang nghĩ. Như vậy khiến trẻ cảm thấy cha mẹ đang tôn trọng con, đây là điều cốt yếu để giúp trẻ và cha mẹ đạt được sự đồng thuận quan điểm.
Lấy mình làm gương, chuyện gì cũng dễ nói!
Cha mẹ cần phải làm gương, như vậy trẻ mới tâm phục khẩu phục. (Ảnh minh họa)
Buổi tối, khi đang xem ti vi cùng trẻ nhưng đột nhiên lại đuổi trẻ đi học hoặc đi ngủ: "9 giờ rồi đấy, đi ngủ nhanh!" Nhưng trẻ không thể hiểu được, tại sao cha mẹ có thể xem ti vi rất muộn mà mình lại không được?
Cha mẹ cần làm tấm gương tốt cho con, lấy bản thân mình làm mẫu mực. Nếu muốn con đi ngủ sớm thì bản thân phải tắt TV, tắt điện thoại; muốn con không kén ăn thì mình cũng không được kén ăn; muốn con không nói bậy thì mình cũng không được chửi thề nói tục.
Sử dụng ngữ khí thương lượng!
Thấu hiểu con là điều quan trọng nhất trong việc dạy dỗ trẻ. (Ảnh minh họa)
Khi trẻ cự tuyệt yêu cầu của cha mẹ, cha mẹ nên cảm thấy vui vì đó là dấu hiệu chứng minh trẻ đang trưởng thành.
Chúng ta không thể giáo dục một đứa trẻ mãi không chịu trưởng thành, khi trẻ có cái nhìn riêng chính là nhắc nhở cha mẹ nên thay đổi phương thức đối xử với trẻ.
Cha mẹ không cần dạy con hết thảy mọi thứ, mà cần áp dụng phương thức thương lượng, để hiểu suy nghĩ của con nhiều hơn.
Các vấn đề nằm ngoài quy tắc của gia đình có thể thương lượng với con, nhưng cha mẹ phải có một thái độ kiên định để trẻ biết rằng gây chuyện vô lý sẽ phải chịu hậu quả, cãi lý cũng không có tác dụng gì.
Chúng ta khích lệ trẻ tranh luận một cách văn minh, nhưng mục đích của chúng ta không phải là đả kích trẻ, khiến cho trẻ cảm thấy ấm ức, điều chúng ta cần làm là đứng cùng với trẻ, giúp trẻ ổn định trên con đường trưởng thành.
"Thấu hiểu" là điều quan trọng nhất. Chúng ta cũng đã từng trải qua các giai đoạn như của trẻ, cho nên chúng ta cần phải thấu hiểu trẻ, đối diện với các vấn đề trên chúng ta cần nhìn nhận dưới góc độ của trẻ, cũng giống như khi chúng ta còn bé chúng ta cũng hy vọng cha mẹ có thể thấu hiểu mình.
Trò chuyện nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn là con đường duy nhất để hiểu nhau hơn.
Nguồn: Jiaoyu