Tsar Bomba, bom Sa hoàng, là tên hiệu của quả bom khinh khí AN602 do Liên Xô phát triển. Đây được xem là vũ khí lớn nhất, mạnh nhất từng được cho nổ trong lịch sử nhân loại. Đó là lý do vì sao người ta đặt cho nó là "bom vua".
Bom Sa hoàng - Vũ khí khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Được Liên Xô phát triển, bom Sa hoàng là một quả bom khinh khí 3 giai đoạn có đương lượng nổ 57 megaton TNT.
Quả bom vua này của Liên Xô nặng 27 tấn, có sức mạnh 50 Megaton TNT, gấp hơn 3.800 lần quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima. Ảnh: Wikipedia
Nó tương đương 10 lần lượng thuốc nổ được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, gồm cả Little Boy và Fat Man (những quả bom nguyên tử đã tàn phá Hiroshima và Nagasaki).
Bom khinh khí là bom sử dụng phản ứng tổng hợp hạt nhân hydro, có sức tàn phá lớn gấp nhiều lần bom nguyên tử.
Vũ khí phân hạch và nhiệt hạch thuần tuý (một giai đoạn) có đương lượng nổ hàng trăm kiloton, và khi có 3 giai đoạn nổ, sức công phá của vũ khí tăng lên nhiều lần.
Với lượng nổ như vậy, bom Sa hoàng có sức công phá gấp 3.800 quả bom ném xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản).
Được biết, bom Sa hoàng là quả bom duy nhất được chế tạo và thử nghiệm vào ngày 30/10/1961.
Bom Sa Hoàng là thiết bị vật lý mạnh nhất từng được sử dụng trong suốt lịch sử loài người. Kích thước và trọng lượng của nó khiến nó không thể được vận chuyển thành công trong trường hợp một cuộc chiến tranh thực tế.
Vụ thử nghiệm kinh hoàng
Bom Sa hoàng có tổng khối lượng là 27 tấn. Để thực hiện vụ thử nghiệm quả bom khinh khí này, Liên Xô đã phải sử dụng chiếc máy bay ném bom Tu-95V đã được sửa đổi đặc biệt để chở nó đến quần đảo Novaya Zemlya - địa điểm thử nghiệm.
Tsar Bomba được kích nổ lúc 11h32 ngày 30/10/1961 trên khu vực thử nghiệm hạt nhân Vịnh Mityushikha (Sukhoy Nos Zone C), phía bắc Vòng Bắc Cực trên quần đảo Novaya Zemlya tại Biển Arctic.
Địa điểm thử bom Sa hoàng (chấm đỏ). Đồ họa: Wikipedia
Quả bom được thả từ độ cao 10,5km. Nó được dự định nổ ở độ cao 4 km trên mặt đất (4,2 km trên mực nước biển) bằng các cảm biến khí áp.
Những con số gây sốc
Theo Tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO), đám mây hình nấm (sau vụ nổ) cao tới 64km (gần cao hơn bảy lần Núi Everest) và rộng 40 km.
Đám mây nấm cao gấp 7 lần Everest
Con người có thể bị bỏng độ 3 ở khoảng cách hàng trăm km. Vòng huỷ diệt hoàn toàn có bán kính 35 km.
Vụ nổ có thể được quan sát và cảm nhận thấy ở Phần Lan, làm vỡ kính cửa sổ tại Phần Lan và Thuỵ Điển. Hội tụ khí quyển gây ra thiệt hại ở khoảng cách lên tới 1000km.
Dù phát nổ trên không, bom Sa hoàng vẫn tạo ra cơn địa chấn mạnh 5,7 độ Richter với bán kính phá hủy 900km.
Bom Sa hoàng được tiến hành khi Mỹ đang cố gắng tạo ra vũ khí nhiệt hạch có thể vận chuyển bằng đường hàng không, và đã tiến hành thử nghiệm Castle Bravo trên Thái Bình Dương vào năm 1954.
So sánh mức độ ảnh hưởng của 2 vụ thử bom của Liên Xô (bom Sa hoàng) và Mỹ (Castle Bravo)
Castle Bravo là mật danh của quả bom hydro mạnh nhất của Mỹ, có đương lượng nổ bằng một phần ba bom Sa hoàng.
Sau vụ nổ, một khu vực lớn ở vùng Siberia thành một sa mạc phóng xạ.
Vụ việc này đã gây tranh cãi lớn trên toàn thế giới về tính chất nguy hiểm của vụ việc. Những hậu quả của vụ thử tác động trực tiếp lên con người bởi chất phóng xạ gây nguy hiểm vô cùng cho sức khỏe của con người.
Nhưưng điều đó đã tạo cơ sở để các cuộc đàm phán về một hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân vào ngày 5/8/1963.
Xem video:
Vụ thử bom mạnh nhất trong lịch sử nhân loại.
*Bài viết tham khảo nhiều nguồn