Sống trong 1 môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng mới thực sự là những gì mà phi hành gia đang đối mặt.
Trong 1 nghiên cứu gần đây nhất, Nasa cho biết những vi khuẩn gây bệnh đang sinh sôi và phát triển mạnh mẽ trên Trạm vũ trụ quốc tế.
Nếu như ở Trái đất, các loại vi khuẩn này hoàn toàn vô hại, nhưng tại môi trường không trọng lọng thì chúng lại sinh sôi mạnh mẽ và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các phi hành gia.
Các phi hành gia phải đối mặt với tình trạng hệ miễn dịch suy giảm.
Trên thực tế bụi bẩn ở trong không gian trôi nổi khắp nơi và khiến hệ miễn dịch của nhà nghiên cứu bị yếu đi.
Chính vì thế, các cuộc kiểm nghiệm không khí, nước và không gian luôn được tiến hành thường xuyên để giúp các nhà khoa học không bị ốm.
Song nếu các nhà du hành bị ốm, họ sẽ sử dụng 1 bộ dụng cụ y tế được trang bị trên tàu vũ trụ để tự khám cho mình.
Còn nếu bị nặng hơn, họ sẽ phải liên hệ với bác sĩ ở dưới đất. Trong tình huống xấu nhất, tàu du hành sẽ phải khẩn cấp trở về Trái đất.
Vì sao vi khuẩn trong môi trường không trọng lực lại nguy hiểm?
Thực tế cho thấy vi khuẩn “chu du” trên những chiếc tàu vũ trụ tiếp xúc với 1 môi trường hoàn toàn khác so với Trái đất.
Chúng sẽ kết hợp với môi trường không trọng lực, bức xạ không gian, sự hiện diện liên tục của con người trong 1 môi trường vô cùng nhỏ hẹp và nồng độ carbon dioxide vô cùng cao. Do đó, chúng trở nên rất nguy hiểm hơn gấp nhiều lần.
Đơn cử nếu đưa vi khuẩn Salmonella vào không gian, nó sẽ nguy hiểm gấp 7 lần nếu ở Trái đất. Vi khuẩn Salmonella là nguyên nhân thường gây ra bệnh tiêu chảy.
Nhưng cũng có thể nhiễm bệnh đến các bộ phận khác của cơ thể bao gồm máu, xương và khớp xương. Song rất may mắn, các nhà khoa học khá an tâm, không phải đối mặt với loại vi khuẩn này bởi họ có thức ăn đóng hộp riêng.
Vi khuẩn Salmonella mạnh gấp 7 lần khi được đưa vào không gian.
Do đó, hiểu được bản chất của các loài vi khuẩn được coi như là chìa khóa quan trọng để bảo vệ sức khỏe của các phi hành gia cũng như bảo trì những thiết bị trên tàu vũ trụ.
Theo news.co.au