Tin chấn động: NASA công bố chúng ta đã tìm thấy "Trái đất thứ 2"

VyKa |

Theo trang Independent, NASA đã tiến hành buổi họp báo nhằm công bố chính thức thông tin kính viễn vọng Kepler đã phát hiện "Trái đất thứ hai".

Tham vọng tìm kiếm hành tinh tương tự Trái Đất đã bắt đầu được thực hiện từ năm 1995 và đến nay điều đó đã trở thành hiện thực.

Trang Independent đưa tin, Cơ quan Hàng không Vũ trụ NASA đã tiến hành buổi họp báo, công bố chính thức thông tin đã phát hiện ra một "Trái đất thứ hai" trong Dải Ngân Hà.

Hành tinh mới này được đặt tên là Kepler-452b. Đây được xem là một phát hiện mang tính lịch sử của ngành Thiên văn.

m-11081

Hành tinh mới này được tìm thấy bởi kính viễn vọng Kepler. Được biết, kính viễn vọng Kepler được NASA đưa vào sử dụng vào năm 2009 với sứ mệnh khám phá các hành tinh có sự sống ngoài vũ trụ.

150723nasa01a-e7e4c

Kepler hoạt động bằng cách giám sát hàng trăm ngàn sao cùng một lúc và phân tích mức độ ánh sáng mà các ngôi sao phát ra.

Khi một hành tinh đi qua giữa ngôi sao và kính thiên văn, chúng sẽ che lấp một số ánh sáng và Kepler sẽ lưu tâm, dõi theo hành tinh đó.

Kể từ khi ra đời, Kepler đã phát hiện được 1.028 hành tinh và 22 trong số đó được tin là có những điều kiện phù hợp với sự sống.

NASA đang đặc biệt tìm kiếm một hành tinh thuộc "vùng ở được" với nhiệt độ bề mặt có thể tồn tại nước dạng lỏng.

Trong số những hành tinh được Kepler phát hiện, Kepler-452b là thiên thể đặc biệt nhất. Bởi đây là hành tinh nhỏ nhất xoay quanh một ngôi sao nằm trong vùng có khả năng nuôi dưỡng sự sống.

150724td01-8c3d3
Mô phỏng Kepler-452b quay quanh ngôi sao riêng

Hành tinh có khả năng nuôi dưỡng sự sống là nơi mà nước có thể tồn tại ở dạng lỏng.

Bởi phần lớn hành tinh trong vũ trụ đều quá nóng nên nước bị bay hơi, hoặc quá lạnh khiến nước bị đóng băng. Để đạt điều kiện ấy, hành tinh phải cách ngôi sao riêng ở cự ly hợp lý, giống như Trái đất và Mặt trời.

150723nasa04-38cca
Kepler-452b cách Trái đất khoảng 1.400 năm ánh sáng

Tìm hiểu sâu hơn, nhà nghiên cứu Jon Jenkins cho biết, Kepler-452b có tuổi thọ khoảng 6 tỉ năm, hơn 1,5 tỉ năm so với tuổi của Mặt trời.

Mặc dù Kepler 452B có đường kính lớn hơn 60% so với Trái đất nhưng có cùng nhiệt độ và Kepler-452b sáng hơn khoảng 20%.

Đặc biệt hơn, Kepler-452b xoay quanh một ngôi sao riêng biệt trong khoảng 385 ngày. Điều đó có nghĩa là chỉ hơn thời gian xoay của Trái đất quanh Mặt trời 20 ngày. Bên cạnh đó, khoảng cách từ Kepler-452b đến ngôi sao này chỉ nhiều hơn 5% khoảng cách từ Trái đất đến Mặt Trời.

Mặc dù các chuyên gia của NASA chưa thể xác định chính xác khối lượng và thành phần vật chất của Kepler-452b nhưng vài nghiên cứu chỉ ra, rất có thể Kepler là hành tinh đá giống địa cầu.

Chuyên gia phân tích dữ liệu Jon Jenkins, thuộc dự án Kepler cho rằng:

"Kính Kepler đã phát hiện một hành tinh và một ngôi sao giống địa cầu và Mặt trời nhất từ trước tới nay. Phát hiện đột phá này cho thấy, Kepler-452b như một người anh ruột của Trái đất".

150724td02-8c3d3
Có rất nhiều hành tinh được tìm thấy xung quanh Trái đất nhưng Kepler 452B là thiên thể đặc biệt nhất

Và câu hỏi liệu một ngày nào đó chúng ta có thể đặt chân lên Kepler 452B được rất nhiều người trong giới khoa học quan tâm.

Nhà nghiên cứu Jeff Coughlin chia sẻ: "Đây thực sự là một câu hỏi khó trả lời. Bởi lẽ, hiện chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu và đưa ra những thông tin chính xác nhất về Kepler-452b.

Nếu một ngày nào đó, con người có thể đặt chân lên Kepler-452b thì chúng ta sẽ phải mất rất nhiều thời gian nữa".

Kính viễn vọng Kepler đã cung cấp cho chúng ta thông tin về "Trái đất thứ hai" này, tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa tìm ra bằng chứng về sự sống trên Kepler-452b.

150724td05-8c3d3
150724td06-8c3d3
Kepler 452B là ngôi sao tồn tại được 6 tỷ năm, nhiều hơn Mặt trời khoảng 1,5 tỷ năm.

Phát hiện về Kepler-452b đã đưa chúng ta hiểu hơn về sự phát triển của Trái đất và khả năng tồn tại sự sống ở những hành tinh khác trong vũ trụ bao la này.

1 năm ánh sáng bằng... 225 triệu năm đi bộ, Kepler-452b cách chúng ta 1.400 năm ánh sáng. Nếu bắt đầu từ bây giờ thì sẽ phải đi mất bao lâu để đến được đó các bạn nhỉ?

 

theo Kenh14/TTVN

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên