Trong báo cáo Fireball and Bolide - một chương trình nghiên cứu Vật thể bay gần Trái đất, NASA đã thông báo về “cuộc chạm trán” giữa Trái Đất và một thiên thạch khổng lồ ở Nam Đại Tây Dương vào ngày 06 tháng 02.
Vụ va chạm thiên thạch không lồ
Một thiên thạch đã phát nổ vào khoảng 14h00 giờ UTC vào ngày 6/2 cách 1.000km ngoài khơi bờ biển phía nam của Brazil.
Hai nhà khoa học Ron Baalke và Phil Plait của NASA đã cho biết những nghiên cứu của mình về nó: Vụ nổ có thể do một thiên thạch có bề rộng khoảng 5-7 mét "phi" với vận tốc cực nhanh vào Trái Đất.
Theo NASA, vụ nổ trên, phát ra năng lượng khoảng 13 kilo tấn thuốc nổ TNT, tương đương năng lượng trong vụ ném bom nguyên tử san bằng thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945.
Rất may, vụ va chạm này xảy ra ở ngoài khu vực dân cư, và “gần như không có ai chứng kiến được nó”, lính hải quân và phi công làm việc gần đó cho biết.
Mặc dù, nó là giải phóng một năng lượng cực lớn, nhưng tác động của nó lên bề mặt Trái Đất là không lớn (trừ một số loài cá sống trong phạm vi vụ nổ 1000km) .
Các nhà khoa học cho biết, vụ nổ ngày 6/2 như giống như "một quả cầu lửa" ném xuống Đại Tây Dương. Năng lượng phóng ra chỉ đứng sau vụ nổ kỷ lục - vụ sao băng Chelyabinsk, xảy ra trên bầu trời thành phố Chelyabinsk ở dãy núi Ural, Nga vào năm 2013.
Khi sao băng Chelyabinsk có đường kính 20 mét và nặng 10.000 tấn phát, lao vào bầu khí quyển trái đất với vận tốc 18.500m/s nổ trên bầu trời thành phố Chelyabinsk.
Vụ nổ thiên thạch đã giải phóng một lượng năng lượng 440 kilo tấn TNT, gấp gần 30 lần so với vụ nổ thiên thạch tại phía nam Đại Tây Dương.
Và đương nhiên, nó gây ra những thiệt hại vô cùng lớn đến cả vật chất và tinh thần cho thành phố Chelybinsk hơn 1 triệu dân và những vùng lân cận.
Sao băng Chelyabinsk phát nổ năm 2013.
Nó gần như đốt cháy hoàn toàn tất cả những gì nó “quét” qua.
Thông thường, các vụ nổ thiên thạch được các nhân viên quan sát địa chấn hay nhân viên quan sát vệ tinh ghi lại.
Nhưng vụ nổ ngày 6/2 xảy ra trên đại dương, không phải "chuyên môn" của các nhân viên quan sát địa chấn, nên họ gặp nhiều khó khăn trong việc ghi lại tác động của nó.
Và những thông tin về vụ việc này chủ yếu đến từ một nguồn là các nhân viên vệ tinh.
Cơ quan hàng không vũ trụ NASA cho biết, trung bình mỗi năm có 30 vụ thiên thạch va vào Trái Đất; mỗi ngày khoảng 100 tấn những mảnh vụn rơi vào.
Những mảnh vụn này thường có khối lượng không bằng một hạt cát. Và "chẳng may", vào một đêm “trăng thanh gió mát” nào đó bạn có thể là người may mắn chứng kiến những đốm nhỏ đốt cháy trong khí quyển.
Theo Discovery