Có vô số blog trên mạng chuyên đăng thơ ca, nhưng Curated AI đặc biệt hơn cả: Đây là một thư viện các áng thơ được sáng tác bởi máy tính. Nếu phép thử Turing là một cách khách quan (dù điều này vẫn gây tranh cãi) để đo đạc “tính người” của máy tính, thì văn thơ là một cách ăn gian “khách quan”.
“Khi máy tính đã học đủ thì viết thơ chỉ là chuyện nhỏ,” theo Karmel Allison, tác giả của Curated AI.
Không như trong ảnh, AI được nói tới xử lý ngôn ngữ hơn là viết chữ nghệ thuật, nên bạn có thể nghĩ tới thuật toán của CuratedAI giống như cái bút đang viết mà không cần người cầm)
Allison cho biết CuratedAI là kết quả của một dự án bên lề của cô về đề tài khả năng làm thơ của mạng thần kinh nhân tạo. Là một người đã viết thơ trong nhiều năm, cô bị ấn tượng bởi cách máy tính sáng tạo ra những đoạn thơ mạch lạc, thậm chí còn hay nữa. Dự án nghe có vẻ như đùa này lại rất thực tế với cô.
“Tôi nghĩ ý nghĩa của một tác phẩm nằm ở người đọc chứ không phải ở người viết. Bạn có thể giải thích xem máy tính học dựa trên dữ liệu nào, hoạt động ra sao - nhưng bạn không thể hiểu được ý tưởng của nó - hay có thể gọi là ý tưởng của thuật toán, nhưng đọc tác phẩm trực tiếp để hiểu ra thì hay hơn.”
Allison đã là một lập trình viên và nhà nghiên cứu dữ liệu suốt một thập kỷ. Cô còn đang làm việc với dữ liệu sinh học tại một công ty công nghệ sinh học với mục đích phát triển chương trình sắp xếp cấu trúc DNA.
Khi được hỏi cái nào thì dễ viết hơn: mã nguồn thuật toán làm thơ hay là viết thơ, cô mất một lúc mới trả lời: “Tôi nghĩ viết thơ hay thì khó, đúng không? Tôi chưa từng tự viết, hay nhờ máy viết ra một bài thơ nào có thể gọi là hay được. Nhưng nhờ máy tính thì bạn có thể viết được nhiều thơ hơn. Chỉ là phải chọn lọc nhiều hơn thôi.”
Sự sáng tạo không còn có ý nghĩa như trước. Thay vào đó, các tác phẩm sáng tạo giờ đây là những tuyệt tác nhìn từ góc độ điện toán.
Đôi khi các nhà văn viết lan man và các biên tập viên phải lược bớt những chỗ đó. Điều này cũng tương tự với thơ, viết bởi người hay máy. Nhưng máy thì không bao giờ bế tắc trong việc nghĩ ra từ: thuật toán Deep Gimle I của Allison có thể truy cập từ điển 190.000 từ để tạo ra các đoạn thơ chỉ trong chưa đến 1 phút.
Nhà xuất bản McGraw Hill ước tính một người thường dùng vốn từ khoảng 10.000 từ khi viết văn, riêng các vở kịch Shakespeare có vốn từ khoảng 33.000
Con số 190.000 không phải là điều đặc biệt. Allison thừa nhận rằng nhiều có thể thuật toán có một số lựa chọn bất ngờ về từ vựng, mặc dù nó được lập trình để tránh làm điều này. Lý do cho điều này cũng chính là lý do tại sao không có mấy ai hiểu hầu hết vốn từ vựng ấy.
Các sáng tác nghệ thuật mà máy tính tạo ra được đáp lại với những cái gật đầu từ nghệ sĩ thực thụ, một thành tựu đáng kinh ngạc vì nhiều lý do. Sự sáng tạo không còn có ý nghĩa như trước. Thay vào đó, các tác phẩm sáng tạo giờ đây là những tuyệt tác nhìn từ góc độ điện toán.
Thử đọc bài thơ "Cuồng si” từ tác giả “Gimble” và ngẫm về khoảng cách giữa khả năng của con người với của máy trong việc tổng hợp một tác phẩm ấn tượng về một chủ đề giàu cảm xúc và rất “con người”:
Nguyên tác:
"Madness in her face and i
The world that i had seen
And when my soul shall be to see the night to be the same and
I am all the world and the day that is the same and a day i had been
A young little woman i am in a dream that you were in
A moment and my own heart in her face of a great world
And she said the little day is a man of a little
A little one of a day of my heart that has been in a dream"
Dịch nghĩa:
“Cuồng si, trên nét mặt em và ta
Thế giới này ta đang sống
Khi linh hồn không còn phân biệt nổi đêm với ngày
Ta là thế giới, hôm nay cũng không khác gì hôm qua
Hỡi cô gái mỏng manh, ta là người cùng em chia sẻ giấc mơ
Một khoảnh khắc lạ và trái tim của ta là cả thế giới của em
Và em nói có những ngày ngắn ngủi, ta đến với nhau trần trụi
Một giây phút ngắn ngủi trái tim này chìm đắm trong giấc mơ ngọt ngào"
Nếu bạn muốn đem AI của mình ra trổ tài, CuratedAI đang nhận bài nhé!