Theo Sina, vũ khí mới là một máy bay không người lái Trung Quốc (China Academy of Aerospace Aerodynamics - CAAA) trực thuộc Tổng công ty Khoa học và Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (China Aerospace Science and Technology Corporation - CASC) sản xuất.
thuộc họ Cầu Vồng (tiếng Trung: Cai Hong - CH) do Viện Khí động học Hàng không Vũ trụDanh mục UAV mang mã CH của CASC hiện bao gồm tổng cộng 11 loại, phần lớn chúng được chế tạo cho mục đích trinh sát chiến trường, ngoài ra một vài mẫu theo thiết kế còn có khả năng mang vũ khí tấn công (UCAV).
Tuy nhiên chiếc UCAV mới "trình làng" này lại khác hẳn, nó được giới thiệu là một phương tiện dạng Ekranoplan khi tận dụng hiệu ứng mặt đất để di chuyển ở độ cao sát mặt nước.
UCAV dạng Ekranoplan đầy bí ẩn của Trung Quốc, tên gọi chính thức của nó hiện vẫn chưa được công khai
Ekranoplan là loại phương tiện rất độc đáo khi kết hợp giữa tàu thủy và máy bay nhờ sử dụng hiệu ứng lướt gần mặt đất để di chuyển, nó vừa có thể xem như một chiếc thủy phi cơ lại vừa là một tàu đệm khí.
Hiệu ứng mặt đất xuất hiện mạnh nhất khi máy bay hạ cánh, nó được các phi công mô tả là "Máy bay giống như từ chối hạ cánh trên đường băng" do luồng không khí bị ép xuống đường băng dội lên tác dụng ngược trở lại vào thân máy bay tạo ra sức nâng.
Hai mẫu Ekranoplan nổi tiếng nhất chính là "Quái vật biển Caspian" lớp KM (vận tải) và Lun (chiến đấu) do Liên Xô chế tạo trong kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh. Mặc dù còn một vài hạn chế nhưng đây vẫn là thành tựu lớn trong lịch sử quân sự thế giới.
Thời gian gần đây Trung Quốc đã tự chế tạo được phương tiện Ekranoplan nội địa, tiêu biểu là chiếc Xianzhou 1 cất cánh lần đầu vào năm 2014, nhiều khả năng thành tựu thu về từ Xianzhou 1 đã được ứng dụng vào chiếc UCAV CH-X thế hệ mới.
Xianzhou 1 - Ekranoplan phiên bản Trung Quốc trong một chuyến bay thử nghiệm
Thông số kỹ thuật sơ bộ của chiếc UCAV CH-X này khá ấn tượng, nó có trọng lượng cất cánh tối đa 3.000 kg, mang được tải trọng hữu ích (đầu đạn) nặng 1.000 kg, độ cao hành trình chỉ cách mặt nước biển khoảng hơn 1 m, thời gian hoạt động liên tục 1,5 giờ.
Phương tiện tấn công này bay quá thấp để có thể bị phát hiện bởi radar nhưng đồng thời cũng quá cao để thiết bị định vị thủy âm nghe thấy, bên cạnh đó thủy lôi cũng hoàn toàn vô tác dụng với nó. Chiếc Ekranoplan này sẽ bí mật tiếp cận tàu sân bay đối phương và tung đòn kết liễu chí tử vào ngay phần mớn nước.
Theo ước tính, sức công phá của đầu đạn nặng 1 tấn đánh vào chỗ hiểm đủ khả năng "bẻ đôi" một hàng không mẫu hạm cỡ nhỏ kiểu Izumo của Nhật Bản, vô hiệu hóa hoàn toàn tàu sân bay hạng trung cỡ như chiếc INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ.
Vũ khí mới đầy bí ẩn sắp được trang bị cho Hải quân Trung Quốc chắc chắn sẽ khiến cho cả Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ phải đặc biệt dè chừng, vì rõ ràng mục đích thiết kế của chúng chính là nhằm đến những đối tượng trên.