Bài viết đưa ra nhận định rằng chính sách của Nga đối với Biển Đông đang trở nên phức tạp hơn.
Bài viết dẫn lời Bộ Ngoại giao Nga, rằng Moskva "không phải là bên tham gia trong tranh chấp Biển Đông" và xem vấn đề này "dựa trên nguyên tắc không đứng về bất cứ bên nào."
Tuy nhiên, theo bài viết, đằng sau bề mặt của sự không can thiệp chính thức này là các hoạt động tăng cường của quân đội Nga tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cùng đó là những dự án quân sự và năng lượng trị giá hàng tỷ USD với các bên khẳng định chủ quyền trong tranh chấp ở Biển Đông.
Những nhân tố này chỉ ra rằng ngay cả khi Moskva không có tuyên bố chủ quyền trực tiếp ở Biển Đông, nước này có các mục tiêu, lợi ích và hành động chiến lược liên quan trực tiếp đến diễn biến của tranh chấp ở vùng biển này.
Sự hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc phát triển đến điểm mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gọi Trung Quốc là "đối tác và đồng minh tự nhiên" của Moskva.
Hai nước này đã có cuộc tập trận hải quân gần đây mang tên diễn ra ở Biển Đông- cuộc tập trận đầu tiên có sự tham gia của Trung Quốc và một quốc gia thứ hai trong vùng biển tranh chấp này sau phán quyết của Tòa án trọng tài tại La Hay (Hà Lan) về tuyên bố "đường chín đoạn" của Trung Quốc.
Tuy nhiên, cũng trong bài viết này, Trung tâm Nghiên cứu an ninh cho rằng quan hệ của Nga với Việt Nam cũng đang cho thấy xu hướng đi lên. Theo đó, mối quan hệ Nga - Việt đã được nâng cấp lên thành "đối tác chiến lược toàn diện,” có thể so sánh với quan hệ Nga - Trung.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp bà Valentina Ivanovna Matvienko, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga đang thăm chính thức thức Việt Nam. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Theo bài viết, Moskva và Hà Nội đang phát triển các dự án khí đốt chung tại Biển Đông và Nga cũng cố gắng trở lại căn cứ hải quân Cam Ranh, cũng như bán cho Việt Nam các hệ thống vũ khí tiên tiến nhằm tăng cường khả năng quốc phòng của Việt Nam.
Chính sách của Nga cũng cộng hưởng với các tính toán chiến lược của Bắc Kinh. Mặc dù quan hệ đối tác chiến lược Nga – Việt có thể giống chống Trung Quốc, nhưng trên thực tế điều này lại có ích cho Bắc Kinh, do nó giúp ngăn chặn việc hợp nhất liên minh Hà Nội – Washington.
Bởi vậy, mặc dù phản đối mạnh mẽ việc quốc tế hoá tranh chấp Biển Đông, Bắc Kinh chấp nhận sự liên quan lớn hơn của Nga cũng như sự hợp tác quân sự giữa Nga - Việt.
Nga, bằng cách cam kết với cả Trung Quốc và Việt Nam đã nhận ra các mục tiêu khu vực và toàn cầu của mình. Moskva làm chậm lại hiệp ước Mỹ - Việt và có ảnh hưởng đối với tranh chấp ở Biển Đông để có thêm nhiều không gian cho đàm phán đa phương.
Với Nga, việc đảm bảo nguyên trạng như hiện tại thì tốt hơn so với việc đối phó với chiến thắng của bất cứ bên nào trước bên còn lại./.